Mỗi Năm Biết Thêm Một Điều Mới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mỗi Năm Biết Thêm Một Điều MớiĐăng Nhập

Kết nối để thành công

Chào mừng bạn đến với diễn đàn DNTG - Diễn Đàn Chia Sẻ Kiến Thức
Địa chỉ hiện tại của diễn đàn là dntg.forumotion.com
Vui lòng gửi cho chúng tôi một email về giang@dntg.vn nếu bạn có bất kỳ góp ý nào về diễn đàn và nhận 10 điểm tín nhiệm
Bạn có nguyện vọng đóng góp vào diễn đàn? Gửi yêu cầu về giang@dntg.vn và tham gia với chúng tôi ngay.
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO giang@dntg.vn

description[Tôm] Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm Empty[Tôm] Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm

more_horiz
Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm

Bệnh mềm vỏ thường xảy ra ở tôm nuôi. Tôm bị bệnh có các biểu hiện: vỏ mềm, mỏng; vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề...; tôm dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, protozoa. Tôm bị mềm vỏ thường yếu ớt, phát triển chậm, có thể chết rải rác.






Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm như:
* Nguyên nhân do dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt thiếu hàm lượng canxi và phosphor. Khi tôm lột xác để tạo lớp vỏ mới thông thường lớp vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ, tuy nhiên nếu không cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tôm tạo vỏ thì vỏ tôm sẽ bị mềm, mỏng...
* Nguyên nhân do môi trường:
- Nước ao nuôi nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hoặc dư lượng hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu.
- Nước có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp. Ngoài ra, có thể còn do tôm nuôi quá dày, môi trường nuôi thường xuyên biến động.
[Tôm] Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm 1435640
Kiểm tra tôm thường xuyên để sớm phát hiện bệnh 

Phòng bệnh cho tôm
Trong công tác cải tạo ao, thực hiện đúng quy trình theo 3 bước: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học (lưu ý, không lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc trừ sâu để cải tạo ao).
-  Ngoài ao nuôi chính nên có ao lắng để chứa nước dự trữ, đảm bảo nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi, tránh lấy nước trực tiếp ngoài sông rạch chưa qua xử lý.
- Chọn giống tốt, đã qua kiểm dịch đạt chuẩn.
- Thả giống với mật độ vừa phải.
- Trong quá trình nuôi hạn chế tôm bị shock, ao bị mất tảo....
- Ngoài việc định kỳ tạt khoáng MICRO MINERAL cho tôm, trong khẩu phần ăn thường xuyên bổ sung thêm ANTI STRESS và WAY C200 (VTMC 20%) cho tôm ăn mỗi ngày, nhằm phòng tôm thiếu khoáng và vitamin.
- Các mô hình nuôi  tôm công nghiệp, siêu công nghiệp với mật độ dày, nuôi khép kín, ao có trải bạt: Bổ sung thường xuyên PREMIX S mỗi cữ ăn.
- Thường xuyên đo các thông số môi trường (2 lần/ngày) ở thời gian cố định (sáng, chiều), để có thể can thiệp kịp thời khi môi trường biến động. Phải đảm bảo độ kiềm 80 - 120 mg/lít (tôm sú) và 120 - 160 mg /lít (tôm thẻ); pH 7,5 - 8,5.
- Bờ ao có đập tràn: để thoát nước mưa (khi mưa lớn), chống ngọt hóa.
[Tôm] Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm 11707628_113742288964244_2521141408462131696_n
Sử dụng các chế phẩm sinh học phù hợp để điều trị bệnh cho tôm
Trị bệnh cho tôm
Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi kiểm tra phát hiện tôm có dấu hiệu mềm vỏ: phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxygen, đồng thời tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm, đưa pH lên 8,3 - 8,5.
Tạt vi sinh AMO STOP và BIO YUCCA để cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng.
Cho tôm ăn PREMIX S hoặc PREMIUMMIX tăng cường. Ngoài ra, cần bổ sung thêm SORT HEPA nhằm tăng khả năng đào thải, thanh lọc độc tố, cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm cứng vỏ trở lại và tăng trưởng bình thường. 
 
Aqua Pharma
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply