BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

KỸ THUẬT KHAI THÁC LƯỚI GIẢ CÀO, LƯỚI QUAY, MÁY TẦM NGƯ
I/ KỸ THUẬT KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LƯỚI GIÃ CÀO:
I.1.1/Lưới giã (còn gọi là lưới kéo, lưới cào, giã cào, lưới vét) là loại ngư cụ chủ động, dùng sức của tàu thuyền kéo lưới chuyển động trong nước để bắt cá.
I.1.2-Thành phần cấu tạo gồm: Cấu tạo của vàng lưới kéo: cánh lưới, thân lưới, đụt lưới và lưới chắn.
Có nhiều kiểu lưới kéo:lưới kéo đơn một tàu kéo, lưới kéo đôi hai tàu kéo, lưới kéo mạn, lưới kéo đuôi, lưới kéo cá, lưới kéo tôm, lưới kéo moi, lưới kéo điệp, kéo san hô, kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới kéo thủ công hay cơ giới, lưới kéo ván, kéo khung ... …
I.1.3-Phụ tùng lưới kéo: Giềng phao, giềng chì, ván lưới và khung rường, cáp kéo
-Lưới kéo đáy là loại lưới kéo năng suất cao, đòi hỏi lực kéo lớn; chiều dài đáy 20 - 70 m, hai đầu cách nhau 15 - 35 m; trong 2 giờ, có lưới kéo thể đạt sản lượng vài chục tấn mỗi mẻ. Lưới kéo đáy được kéo bằng tàu lưới kéo hay thuyền buồm, bè có buồm (thuyền giã, bè giã).Lưới kéo cơ giới được nhập vào miền Bắc từ 1958.
I.2/Kỹ thuật khai thác lưới kéo liên quan đến
một chu kỳ (một mẻ) khai thác, bao gồm các bước: Chuẩn bị; thả lưới; kéo lưới (hay
dắt lưới); và thu lưới, bắt cá.
I.2.1/Chuẩn bị : Bao gồm công tác chuẩn bị ở bờ và chuẩn bị ở ngư trường khi sắp thả lưới.
• Chuẩn bị ở bờ : Tàu, máy, lưới,... phải được kiểm tra cẩn thận, nếu phát hiện ra sự cố hoặc hư hỏng
gì phải sửa chữa ngay. Luôn chuẩn bị thêm 1-2 vàng lưới kéo dự phòng, bởi vì lưới
rất dễ bị hư hỏng, rách nát hoặc mất lưới trong quá trình khai thác.
- Xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm.
• Chuẩn bị ở ngư trường : Lắp ráp lưới, các phụ tùng, ván lưới và cáp kéo thành một bộ ngư cụ khai thác hoàn
chỉnh. Sắp xếp lưới theo thứ tự và không để bị rối lưới trong quá trình thả lưới
xuống nước.
- Xác định độ sâu ngư trường khai thác để định mức chiều dài dây cáp kéo sẽ được
thả ra. Việc xác định độ sâu có thể bằng dây dò hoặc máy đo độ sâu.
- Xem xét tình hình tốc độ và hướng của gió, nước để chọn hướng thả lưới thích hợp.
I.2.2/Thả lưới:Tùy theo kiểu bố trí lưới là ở mạn tàu hay ở đuôi tàu mà ta có cách thả khác nhau:
* Kiểu thả lưới ở đuôi
+Trước khi thả cho tàu chạy chậm, có thể cắt ly hợp chân vịt để cho tàu tự do đi tới bằng trớn tới. Tiếp đến lần lượt thả đụt lưới, thân lưới rồi cánh lưới.
+Cho tàu chạy với tốc độ chậm rồi bắt đầu thả hai ván lưới ở bên , khi này ta xem xét tình trạng mở của 2 ván, chú ý coi chừng 2 ván có thể làm chéo cánh lưới hoặc dây lèo bị kẹt, bị rối hoặc 2 ván khi thả xuống bị lực đạp của nước làm chéo ván. Nếu có sự cố thả ván phải làm lại. Sau đó để cho 2 ván rơi chìm từ từ xuống nền đáy. Tránh để 2 ván rơi chìm nhanh khi đó ván có thể bị cắm bùn. Nếu thấy 2 ván tiếp xúc đều, êm với nền đáy không có sự cố gì thì ta tiếp tục thả dây cáp kéo.
+Tiếp đến ta thả từ từ 2 dây cáp kéo, có thể thả từng đoạn rồi tạm cố định cáp kéo lại để cho 2 ván kịp mở ra, rồi tiếp tục thả theo đúng với chiều dài cáp mà ta định thả. Ta nên làm dấu trên từng đoạn chiều dài để biết được lượng chiều dài đã thả ra. Khi đã thả đủ chiều dài cần thiết thì cố định lại không thả ra nữa.
Thông thường chiều dài cáp thả ra bằng 3-4 lần độ sâu ngư trường nếu độ sâu dưới 30 m; và từ 2,5-3 lần nếu độ sâu lớn hơn 30 m. Sau đó tăng tốc độ tàu lên dần theo đúng với yêu cầu tốc độ khai thác cần thiết (mỗi loại đối tượng đánh bắt sẽ có tốc độ kéo lưới khác nhau), và điều khiển tàu đi theo hướng mà ta dự định khai thác.
* Thả lưới bằng mạn tàu
Đối với việc thả lưới bằng mạn, yêu cầu công việc cơ bản cũng giống như thả lưới ở đuôi, nhưng trong quá trình thả ta phải cho tàu quay vòng tròn nhằm đưa lưới ra xa mạn tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho 2 ván lưới dễ dàng mở ra.
Ta có sơ đồ thả lưới bằng mạn như hình bên:
I.2.3/Dắt lưới (hay kéo lưới)
Giai đoạn dắt lưới hay kéo lưới là thời gian đánh bắt cá (làm ra sản lượng).
* Thời gian dắt lưới: Thời gian dắt lưới là thời gian lưới được kéo đi trong nước, Thời gian dắt lưới là từ 1-3 giờ. Tuy nhiên nếu chỉ khai thác thăm dò ta có thể chỉ cần dắt khoảng từ 0,5 - 1 giờ.
* Tốc độ dắt lưới: Thông thường tốc độ dắt lưới đối với tôm là 2-3 km/giờ; và đối với cá là 6-8 km/giờ.
* Hướng dắt lưới: chọn hướng dắt sao cho bám đúng luồng di chuyển của đối tượng khai thác hoặc chọn đúng độ sâu đối tượng khai thác đang ở. Ngoài ra hướng dắt lưới còn phải tính đến các chướng ngại vật trong quá trình dắt lưới, tránh xảy ra sự cố cho tàu và lưới.
I.2.4/Thu lưới và bắt cá: giảm tốc độ, cắt ly hợp chân vịt, cho máy tời thu cáp hoạt động để thu cáp kéo, tời sẽ thu dần dây cáp kéo quấn lên tang tời, 2 ván lưới và vàng lưới khi đó cũng được thu dần lên.
II/ KỸ THUẬT KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LƯỚI QUAY(VÂY):
II.1/Lưới vây (hay còn gọi là lưới bao, lưới rút, lưới rút chì) là một trong những ngư cụ phổ biến hiện nay ở các vùng ven biển nước ta. Lưới vây khác lưới lưới kéo, lưới rê ở chổ ngư cụ này chỉ chuyên khai thác các loài cá , tôm đi thành đàn lớn với kích thước cá tương đối đồng đều và thuần loài.
II.1.1-Nguyên lý đánh bắt lưới vây
Lưới vây khác với lưới rùng (lưới rùng được thả từ bờ và kéo lên bờ) và lưới quây (lưới quây thả bao vây đàn cá rồi xua cá đóng vào). Sự khác biệt của lưới vây qua nguyên lý đánh bắt sau:
“Lưới vây đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, lưới vây được thả từ tàu và kéo lên tàu. Lưới vây chuyên đánh cá đi thành đàn và chỉ thả lưới đến một độ sâu nhất định nào đó”
II.1.2-Cấu tạo lưới vây
Gồm 2 phần cơ bản là: Cấu tạo vàng lưới vây và phụ tùng cho lưới vây.
II.1.3-Phụ tùng cho lưới vây: Dây cáp rút chính, Các giềng rút biên đầu cánh và đầu tùng.
II.2/Kỹ thuật khai thác lưới vây
Kỹ thuật khai thác lưới vây liên quan đến chu kỳ (mẻ) khai thác, bao gồm năm
bước sau: Chuẩn bị, thăm dò, thả (bủa) lưới, thu lưới và bắt cá.
II.2.1-Chuẩn bị :Ngoài chuẩn bị xăng,
dầu, lương thực, thực phẩm cho chuyến khai thác, ta cần phải xem xét lại tình trạng
ngư lưới cụ đang được sử dụng, nếu thấy lưới bị rách, mục,... ta phải vá, sửa chữa
ngay, bởi vì chỉ cần rách một lổ tương đối rộng ở thân hoặc tùng lưới vây thì toàn bộ
cá có thể thoát ra ngoài khi ta đang cuộn rút lưới vây.
II.2.2-Thăm dò cá: có hai phương pháp thăm dò: Thăm dò trực tiếp và thăm dò gián tiếp. Người làm công tác thăm dò tùy theo kinh nghiệm và mức trang bị phương tiện thăm dò mà áp dụng phương pháp nào hiệu quả nhất, nhưng thường thì họ kết hợp cả hai phương pháp này.
Ngày nay người ta thường kết hợp phương pháp thăm dò trực tiếp bằng mắt với các phương tiện, trang thiết bị phục vụ thăm dò cá để phát hiện ra đàn cá tập trung gần bề mặt hoặc ở tầng sâu. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ thăm dò hiện nay thường được sử dụng là máy đo sâu dò cá, Rađa thám thuỷ (SONAR) và thăm dò bằng máy bay.
II.2.3-Thả lưới (bủa lưới): Trước khi bủa lưới ta cần phán đoán nhanh các thông số cần thiết sau:
Tốc độ, bán kính hoạt động, hướng di chuyển của đàn cá và tình hình sóng, gió lúc đó,...
Sau khi đã dự đoán được các thông sô cần thiết nói trên, ta bắt đầu tiến hành thả lưới. Trước hết thả phao tiêu (hoặc đèn nếu trời tối), rồi lần lượt thả cánh lưới, thân lưới, tùng lưới, nguyên tắc chung phải đảm bảo là cách đàn cá một khoảng cách nhất định. Thời gian thả lưới phải nhanh, cố gắng trong khỏang từ 5-10 phút. Ta có một số cách thả lưới trong một số trường hợp: gió- nước chếch chiều, gió nước ngược chiều, gío nước trực giao, gió nước cùng chiều nhưng gió mạnh hơn nước
II.2.4-Thu lưới: Quá trình thu lưới phân ra thành hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Thu cáp rút chính (hay quá trình cuộn rút)
Trước hết ta cho máy tời cuộn rút làm việc. Tiếp đến nhặt lấy hai đầu cáp rút quấn vào tang tời cuộn rút. Trong quá trình cuộn rút đồng thời các vòng khuyên chính và các đoạn giềng chì cũng tự động được dồn về một điểm và di chuyển dần về phía mạn tàu, khi các vòng khuyên về sát đến mạn tàu thì ngưng cuộn rút. Sau đó ta dùng cần cẩu để nhấc toàn bộ giềng chì, vòng khuyên lên tàu
* Giai đoạn 2: Thu lưới
Trước hết ta thu phần cánh lưới rồi đến thân lưới, ta vừa thu lưới vừa xếp lưới.
II.2.5-Bắt cá
Khi chỉ còn phần tùng nằm lại trong nước, ta tiến hành bắt cá. Việc bắt cá có thể bằng vợt xúc (mỗi vợt xúc được 50 kg) hoặc bằng bơm hút, nếu cá nhiều và nhỏ.
III/ KỸ THUẬT KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MÁY TẦM NGƯ:
Với Máy Tầm Ngư, không những người sử dụng có thể nhìn thấy chẳng những các sinh vật sống trong nước mà còn có thể khảo sát được cấu trúc địa lý của đáy nước nơi phủ sóng và với cả chiều sâu đo từ mặt nước.
III.1-Cấu hình cơ bản: Hộp máy có màn hình và bộ vi xử lý tín hiệu (boitier sondeur). Dụng cụ thăm dò phát và nhận tín hiệu (la sonde), được kết nối với hộp màn hình bằng dây hay bằng hệ thống vô tuyến.
III.2-Nguyên tắc truyền-nhận tín hiệu như sau : Hộp Máy gửi một xung lượng điện năng đến "Dụng Cụ thăm dò" được dìm dưới mặt nước. Dụng Cụ thăm dò này chứa đựng trong nó một tinh thễ “crystal” dùng để chuyển hoá xung lượng điện năng cung cấp bởi Hộp Máy thành một đợt siêu âm phóng thẳng xuống đáy nước tuỳ theo tần số đã được quy định sẳn. Tần số này thường ở định mức 200 KHz (kí lô Hertz) cho một Máy Tầm Ngư dùng ở nước ngọt và 50 KHz cho Máy dùng ở biển.
Làn sóng siêu âm nói trên chuyển động trong nước với một vận tốc ổn định vào khoản 1500 mét một giây. Khi nó gặp một chướng ngại nào dó, như đụng phải Cá hay chạm phải mặt đất, lập tức một phần của làn sóng siêu âm ấy bị dội lại và bắn ngược trở về phía trên, và sẽ được tiếp thu bởi Dụng Cụ thăm dò. Từ đó, tín hiệu siêu âm nhận bắt được sẽ được truyền tải về Hộp Máy để được xử lý bằng cách khuếch đại và chuyển đổi.
Do đó, khoản thời gian sai biệt khi phát và nhận sóng siêu âm được truyền về Dụng Cụ thăm dò đã được bộ vi xử lý Hộp Máy tính toán và biểu hiện trên màn hình Máy Tầm Ngư thành độ sâu của vật cản hay nói cách khác đó là khoảng cách giửa vật cản với Dụng Cụ thăm dò phát nhận tín hiệu siêu âm. Cần biết: một cái Máy tầm Ngư có thể đo đạt được sự sai biệt của một khoảng thời gian dưới 1/1000 giây.Mỗi một đợt truyền sóng từ Dụng Cụ thăm dò về Hộp Máy, được biểu thị trên màn hình với độ sai biệt là 1 pixel. Vì thế, sau nhiều đợt truyền sóng liên tục, người sử dụng bắt buộc sẽ phải nhìn thấy hiển thị trên màn hình những hình ảnh thu nhận được dưới đáy nước một cách nhập nhằng, biến thái thành 2 tầng, ví dụ như sẽ nhìn thấy những vật thễ cả ở dưới đáy lẩn trên mặt nước.
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]
http://www.caucavietnam.com
Giaos trình KỸ THUẬT KHAI THÁC THỦY SẢN B -Ths. Hà Phước Hùng
Sinh viên thực hiện: ĐẶNG NGUYỄN TRƯỜNG GIANG – MSSV: 4097879

:110: xem bài viết đầy đủ trong file đính kèm

:down:
[You must be registered and logged in to see this link.]