(Hà Nội Mới, 18/10/2010)


HàNội là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn nhưngnhiều năm nay, nông dân chủ yếu vẫn nuôi theo kiểu truyền thống, năngsuất thấp, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Trướcthực trạng đó, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng với các đơnvị của Sở NN&PTNT triển khai mô hình NTTS an toàn tập trung ở xãĐông Mỹ (Thanh Trì), sau hơn một năm triển khai, bước đầu đã tạo ranhững sản phẩm sạch. Tuy nhiên, điều mấu chốt để phát huy hiệu quả vànhân rộng mô hình vẫn là ở sự chặt chẽ của mối liên kết "4 nhà".
Năng suất cao gấp hai lần
ÔngNguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết: Hiệnnay, Hà Nội có hơn 18.000 ha NTTS, năng suất bình quân mới đạt từ 4 - 5tấn/ha, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Từ tháng 4-2010, Trung tâm đãxây dựng mô hình NTTS an toàn tập trung với diện tích 80 ha ở xã ĐôngMỹ (Thanh Trì), mô hình thành công sẽ nhân rộng ra các huyện có tiềmnăng NTTS lớn như Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa… Để mô hình đạt năng suất,hiệu quả cao, Trung tâm đã ký hợp đồng với Viện Nghiên cứu NTTS I, Chicục Thủy sản Hà Nội, Công ty Công nghệ hóa sinh Việt Nam kiểm tra cácyếu tố thủy lý, thủy hóa môi trường nuôi, giám sát cảnh báo dịch bệnh,kiểm định chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và hướng dẫn, cung ứng chếphẩm sinh học xử lý môi trường nuôi; đồng thời tổ chức tập huấn chonông dân kỹ thuật nuôi cá theo quy trình nuôi an toàn, trong đó chútrọng nâng cao kỹ năng thực hành, nắm vững từng chu kỳ sản xuất... Bêncạnh đó, bố trí cán bộ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ làm đúngquy trình kỹ thuật, ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ để có thể truyxuất nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu. Hiện nay, nông dân đã vào vụthu hoạch, năng suất ước đạt 10 tấn/ha, giá trị đạt 200 - 250 triệuđồng/ha, tăng gấp hai lần so với nuôi cá truyền thống, bảo đảm chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khó khăn về vốn và giống, đầu ra bấp bênh
AnhNguyễn Văn Báu, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ và Thủy sản Đông Mỹ cho biết, mặcdù mô hình đạt năng suất và hiệu quả rất cao, nhưng trong quá trìnhtriển khai vẫn còn một số ít hộ chưa mạnh dạn đầu tư, kỹ thuật nuôi củangười dân còn hạn chế, chưa làm tốt việc phòng bệnh và xử lý môi trườngnước trong sản xuất nên sản phẩm ở một số trang trại chưa đạt tiêuchuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Một khó khăn nữa là nhiều hộ khôngnuôi con giống tại chỗ mà phải nhập từ Trung Quốc nên giá thành cao,việc đầu tư cho sản xuất còn hạn chế do người nuôi thiếu vốn để mở rộngsản xuất. Do đó, để mô hình nuôi thủy sản sạch cho hiệu quả cao, nôngdân cần được vay vốn với chính sách ưu đãi, để mở rộng sản xuất. Các cơquan chuyên môn cũng nên chuyển hình thức tập huấn sang đào tạo nghềchuyên sâu cho nông dân để họ nắm bắt kỹ thuật NTTS sạch một cách bàibản.
ÔngĐào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, điều mấu chốtđể nhân rộng mô hình NTTS sạch ra các huyện khác trên địa bàn TP là ởsự liên kết chặt chẽ "4 nhà" phải rất chặt chẽ. Đặc biệt là sự phối hợpgiữa các cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo, giám sát thực hiện và sựvào cuộc của các DN để hỗ trợ nông dân đầu vào và đầu ra. Các hộ nuôicũng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đặc biệt là khâu xửlý môi trường nước trong và sau khi thả cá để đạt hiệu quả cao. Các đơnvị cung ứng con giống, vật tư đầu vào cho nông dân phải cam kết chịutrách nhiệm về chất lượng sản phẩm; tạo điều kiện cho nông dân được muavật tư đúng giá, bảo đảm chất lượng và trả chậm một phần thông qua việcxây dựng các đại lý cấp I tại vùng nuôi; ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩmđể tạo ra sự liên kết giúp nông dân ổn định sản xuất… Diệu Hương - Quỳnh Dung