Khu bảo tồn biển là vùng đặc biệt được dành để
bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên biển,các đặc điểm lịch sử, văn hóa đi kèm được quản lý, duy trì và bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc các
phương thức hữu hiệu khác. Khu bảo tồn
biển thường được sử dụng như một thuật ngữ chung mô tả vùng biển hạn chế hoạt
động của con người để bảo vệ tài nguyên biển.


Theo
nghĩa hẹp, khu bảo tồn biển còn gọi là khu dự trữ tự
nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh biển.


Ở vùng biển nhiệt đới, khái niệm các khu bảo tồn biển thường gắn với các
hệ sinh thái như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển. Đây là những quần cư
có tính đa dạng rất cao và đồng thời đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ
nguồn lợi thủy sản và duy trì môi trường vùng biển.


Các
khu bảo tồn biển có vai trò quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản, nơi đây phải
là nơi sinh sản và ương giống của các loài có giá trị cao. Đây là vùng biển được
thành lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cho những mục đích
khác không gây tác động xấu đến môi trường. Khu bảo tồn biển còn là nơi để bảo
vệ, ương dưỡng giống quý, lưu giữ những gen quý.





* Mục đích của việc thiết lập các khu bảo tồn biển:





Việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm “
duy trì các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống nuôi dưỡng sự sống,
đảm bảo việc sử dụng lâu bền các loài sinh vật và các hệ sinh thái, và bảo tồn
đa dạng sinh học”, “bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có
tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa”. Trước tình trạng khai thác quá mức
như hiện nay, các khu bảo tồn biển được thiết lập và quản lí tốt giúp cho nhiều
loài sinh vật biển trốn tránh sự huỷ diệt sinh thái. Khái niệm này liên quan
đến tập tính của nhiều loài sinh vật biển biết tìm quần cư trú ẩn trong những
giai đoạn nhạy cảm của vòng đời và nhờ vậy tránh được thảm hoạ bị tiêu diệt.
Mặt khác, thủy vực của các khu bảo tồn biển là nơi cuối cùng để các loài quí
hiếm hoặc bị đe doạ tìm nơi trú ẩn trước hoạt động khai thác ngày càng gia tăng
của con người. Các loài có giá trị cao này sẽ tìm được cơ hội phục hồi khi có
những nghiên cứu nhằm phát triển giống loài trong tương lai thông qua các hoạt
động như nhân giống, nuôi trồng đại trà. Bảo tồn tính đa dạng cũng giúp duy trì
các nguồn gen để sử dụng trong công nghệ sinh học nhằm tạo ra những giống loài
sinh vật biển có năng suất và chất lượng cao khi điều kiện cho phép (Võ Sĩ
Tuấn, 2003).


Việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm "duy
trì các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đảm
bảo việc sử dụng lâu bền các loài sinh vật và các hệ sinh thái, và bảo tồn đa
dạng sinh học".


v Mục đích cụ thể:


-
Nghiên cứu khoa học;


-
Bảo vệ các vùng
biển;


-
Bảo vệ sự đa dạng loài và gen;


-
Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên, đặc biệt là môi trường biển;


-
Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên biển cũng như văn hoá
biển;


-
Sử dụng cho du lịch và giải trí;


-
Giáo dục;


-
Sử dụng hợp lí các tài nguyên biển từ các hệ sinh thái tự nhiên;


Khu bảo tồn biển là những khu được bảo vệ
nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan
trắc môi trường. Các khu bảo tồn biển này cho phép gìn giữ các quần thể của các
loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.


nguồn: Diễm Kiều - Luật Thủy Sản