KỸ
THUẬT NUÔI CÁ MÈ VINH
(BARBODES GONIONOTUS
BLEEKER, 1850)
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÈ
VINH
Hình: Hình dạng bên ngòai cá Mè Vinh
1. Dinh Dưỡng
Lúc còn nhỏ (cá giống nhỏ) ăn các loại thực vật thủy
sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám... Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ
trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các lọai phụ phế
phẩm nông nghịêp sẳn có tại đia phương.
2. Sinh trưởng
Cá mè vinh có tốc độ lớn tương đối nhanh, nuôi trong
ruộng lúa với mật độ vừa phải (1-2 con/m2) cá có thể đạt 0,3 - 0,35
kg/con/sau 6 – 8 tháng. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ cá mè vinh
thả 3 con/m2, sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá có thể đạt 150 – 240
gram/con.
3. Sinh sản
Cá mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 tuổi. Ngòai
tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 – 9. Do vậy, trong
họat động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá mè vinh sinh sản gần như quanh năm,
chỉ trừ một vài tháng cuối năm như (Tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể
tham gia sinh sản 4 – 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè vinh dao động từ
200.000 – 300.000 trứng/kg. Trứng cá Mè vinh thuộc lọai bán trôi nổi như cá mè
trắng, cá trôi Ấn độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 – 29 0C,
trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Cá mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi
trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu
các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản.
II. KỸ THUẬT
ƯƠNG
1. Cải tạo ao
Sau khi tát cạn ao và vét lớp bùn đáy, lấp hết các
hang, lổ mọi và sửa chửa lại ống bọng tiến hành bón vôi để diệt trừ mầm bệnh và
cải tạo độ phèn cho ao. Sau đó phơi đáy ao 2 - 3 ngày. Cấp nước vào ao tới độ
sâu 0,8 – 1.2 m.
2. Thả cá và
cho ăn
Nên thả cá vào chiều mát, mật độ 150 - 250 con/m2 .
Sau khi thả cá nên cho ứn ngay và cho ứn 4-6 lần/ngày. Lượng thức ăn dành cho
100.000 cá bột trong tuần thứ 1 như sau: lòng đỏ trứng chín 20 % và bột đậu
nành hay sửa đậu nành 80 %. Sau đó hòa hai loại thức ăn này vào nước rồi rải đều
xuống ao. Lượng thức ăn này dành cho 1 lần cho ăn, mỗi lần cho ăn khoảng 0,5
kg.
Tuần thứ II - III (tính cho 100.000 cá bột) lượng
thức ăn là 0,7 - 0,8 kg cho 1 lần ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 - 4 lần.
- Lòng đỏ trứng 20 %
- Sửa đậu nành hay bột đậu
nành 60 %
- Cám nhuyễn 10 %
- Bột cá lạt 10%
Tuần thứ IV - VI. Cho ăn 2 - 3 lần và 1-1,2kg, lần
với các loại thức ăn như sau
- Sửa đậu nành hay bột đậu
nành 50 %
- Cám nhuyễn 20 %
- Bột cá lạt 30 %
3. Quản lý và
chăm sóc
Cần phải thăm ao vào buổi sáng sớm trước lúc mặt
trời mọc để phát hiện hoạt động
không bình thường của cá.
Duy trì màu nước ao màu xanh lá chuối.
Phát hiện khịp thời cá bệnh và địch hại của cá.
Diệt bọ gạo (3 tuần/lần) bằng dầu lửa trắng với
lượng 2 lít /100m2 nên diệt bọ gạo vào lúc
trời nắng và có gió đổ dầu trực tiếp vào ao và trên
30 phút.
III. KỸ THUẬT
NUÔI CÁ THỊT
1. Các mô hình
nuôi
Hiện nay cá mè vinh được nuôi trong mương vườn hoặc
ruộng lúa hay ghép trong các lồng bè kể cả trong mô hình chăn nuôi kết hợp với
nuôi cá. Trước khi thả cá cũng cần phải cải tạo ruộng lúa hay mương vườn tương
tự như nuôi cá trong ao. Khi nuôi cá mè vinh trong ruộng cần lưu ý tới thời vụ
canh tác lúa và thời điểm phun nông dược trên lúa, đồng thời việc sử dụng lúa
Chét là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng suất cá mè vinh nuôi
trong ruộng lúa.
2. Mật độ
Muốn nuôi cá có năng suất
cao nên thả ghép giữa các loài với nhau, có thể thả nuôi theo tỷ lệ ghép và mật độ sau đây.
3. Chế độ chăm
sóc
Nuôi cá trong các hệ thống mương vườn và ruông lúa
với mật độ thấp và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính nhưng muốn đạt năng
suất cao vẫn cần phải cho cá ăn thêm. Có thể tận dụng các loại thức ăn có sẳn ở
địa phương như lá khoa mì, khoai lang, cỏ non hoặc bèo tấm để cho cá mè vinh
ăn. Ngoài ra cũng cần cho cá ăn thêm cám, đậu nấu, bột cá với lượng bằng 5 %
lượng cá thả trong ao, tỉ lệ các loại này phối hợp như sau: cám nhuyễn 50 %, đậu
nấu 30 % và bột cá 20 %. Cần cho cá ăn ở các điểm cố định, các điểm này có thể
cách nhau 15 - 20m ở mương ruộng hoặc mương vườn hoặc bố trí ở gần 4 góc ao.
Chế độ thay nước. Tốt nhất nên thay nước theo chế độ
thủy triều để nước trong ao mương luôn sạch và mát.
Xung qanh bờ cần phải dọn sạch cỏ để hạn chế đich
hại của cá như rắn, ếch nhái.
Dưới mương ao nên chất những đống chà nhỏ để cá lấy
nơi trú ngụ và sống dựa lúc trời nóng kéo dài.
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - Dương nhựt long - Khoa Thủy Sản -CTU
THUẬT NUÔI CÁ MÈ VINH
(BARBODES GONIONOTUS
BLEEKER, 1850)
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÈ
VINH
Hình: Hình dạng bên ngòai cá Mè Vinh
1. Dinh Dưỡng
Lúc còn nhỏ (cá giống nhỏ) ăn các loại thực vật thủy
sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám... Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ
trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các lọai phụ phế
phẩm nông nghịêp sẳn có tại đia phương.
2. Sinh trưởng
Cá mè vinh có tốc độ lớn tương đối nhanh, nuôi trong
ruộng lúa với mật độ vừa phải (1-2 con/m2) cá có thể đạt 0,3 - 0,35
kg/con/sau 6 – 8 tháng. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ cá mè vinh
thả 3 con/m2, sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá có thể đạt 150 – 240
gram/con.
3. Sinh sản
Cá mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 tuổi. Ngòai
tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 – 9. Do vậy, trong
họat động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá mè vinh sinh sản gần như quanh năm,
chỉ trừ một vài tháng cuối năm như (Tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể
tham gia sinh sản 4 – 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè vinh dao động từ
200.000 – 300.000 trứng/kg. Trứng cá Mè vinh thuộc lọai bán trôi nổi như cá mè
trắng, cá trôi Ấn độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 – 29 0C,
trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Cá mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi
trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu
các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản.
II. KỸ THUẬT
ƯƠNG
1. Cải tạo ao
Sau khi tát cạn ao và vét lớp bùn đáy, lấp hết các
hang, lổ mọi và sửa chửa lại ống bọng tiến hành bón vôi để diệt trừ mầm bệnh và
cải tạo độ phèn cho ao. Sau đó phơi đáy ao 2 - 3 ngày. Cấp nước vào ao tới độ
sâu 0,8 – 1.2 m.
2. Thả cá và
cho ăn
Nên thả cá vào chiều mát, mật độ 150 - 250 con/m2 .
Sau khi thả cá nên cho ứn ngay và cho ứn 4-6 lần/ngày. Lượng thức ăn dành cho
100.000 cá bột trong tuần thứ 1 như sau: lòng đỏ trứng chín 20 % và bột đậu
nành hay sửa đậu nành 80 %. Sau đó hòa hai loại thức ăn này vào nước rồi rải đều
xuống ao. Lượng thức ăn này dành cho 1 lần cho ăn, mỗi lần cho ăn khoảng 0,5
kg.
Tuần thứ II - III (tính cho 100.000 cá bột) lượng
thức ăn là 0,7 - 0,8 kg cho 1 lần ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 - 4 lần.
- Lòng đỏ trứng 20 %
- Sửa đậu nành hay bột đậu
nành 60 %
- Cám nhuyễn 10 %
- Bột cá lạt 10%
Tuần thứ IV - VI. Cho ăn 2 - 3 lần và 1-1,2kg, lần
với các loại thức ăn như sau
- Sửa đậu nành hay bột đậu
nành 50 %
- Cám nhuyễn 20 %
- Bột cá lạt 30 %
3. Quản lý và
chăm sóc
Cần phải thăm ao vào buổi sáng sớm trước lúc mặt
trời mọc để phát hiện hoạt động
không bình thường của cá.
Duy trì màu nước ao màu xanh lá chuối.
Phát hiện khịp thời cá bệnh và địch hại của cá.
Diệt bọ gạo (3 tuần/lần) bằng dầu lửa trắng với
lượng 2 lít /100m2 nên diệt bọ gạo vào lúc
trời nắng và có gió đổ dầu trực tiếp vào ao và trên
30 phút.
III. KỸ THUẬT
NUÔI CÁ THỊT
1. Các mô hình
nuôi
Hiện nay cá mè vinh được nuôi trong mương vườn hoặc
ruộng lúa hay ghép trong các lồng bè kể cả trong mô hình chăn nuôi kết hợp với
nuôi cá. Trước khi thả cá cũng cần phải cải tạo ruộng lúa hay mương vườn tương
tự như nuôi cá trong ao. Khi nuôi cá mè vinh trong ruộng cần lưu ý tới thời vụ
canh tác lúa và thời điểm phun nông dược trên lúa, đồng thời việc sử dụng lúa
Chét là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng suất cá mè vinh nuôi
trong ruộng lúa.
2. Mật độ
Muốn nuôi cá có năng suất
cao nên thả ghép giữa các loài với nhau, có thể thả nuôi theo tỷ lệ ghép và mật độ sau đây.
Loại hình | Mật độ | Loài cá nuôi ghép | ||||
thủy vực | con/m2 | Rô phi | Mè vinh | Chép | Trôi | Mè trắng |
Mương vườn | 2 | 10 | 60 | 10 | 15 | 5 |
Ruộng lúa | 1-2 | 10 | 60 | 20 | - | 10 |
Ao lớn >500m2 | 4-5 | 10 | 50 | 10 | 20 | 10 |
Ao nhỏ <500m2 | 2-3 | 10 | 60 | 5 | 15 | 5 |
Lồng bè (ghép) | 2 – 3 % | | | | | |
Lồng bè (đơn) | 20 - 30 | | 20 - 30 | | | |
3. Chế độ chăm
sóc
Nuôi cá trong các hệ thống mương vườn và ruông lúa
với mật độ thấp và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính nhưng muốn đạt năng
suất cao vẫn cần phải cho cá ăn thêm. Có thể tận dụng các loại thức ăn có sẳn ở
địa phương như lá khoa mì, khoai lang, cỏ non hoặc bèo tấm để cho cá mè vinh
ăn. Ngoài ra cũng cần cho cá ăn thêm cám, đậu nấu, bột cá với lượng bằng 5 %
lượng cá thả trong ao, tỉ lệ các loại này phối hợp như sau: cám nhuyễn 50 %, đậu
nấu 30 % và bột cá 20 %. Cần cho cá ăn ở các điểm cố định, các điểm này có thể
cách nhau 15 - 20m ở mương ruộng hoặc mương vườn hoặc bố trí ở gần 4 góc ao.
Chế độ thay nước. Tốt nhất nên thay nước theo chế độ
thủy triều để nước trong ao mương luôn sạch và mát.
Xung qanh bờ cần phải dọn sạch cỏ để hạn chế đich
hại của cá như rắn, ếch nhái.
Dưới mương ao nên chất những đống chà nhỏ để cá lấy
nơi trú ngụ và sống dựa lúc trời nóng kéo dài.
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - Dương nhựt long - Khoa Thủy Sản -CTU