Tưởng tượng, bạn về… áp chót trong một cuộc thi. Đừng đứng đấy, nhìn người chiến thắng, cũng đừng khóc, đừng tức giận…


Thay vì vậy, bạn hãy...

GẶP AI?

Bản đồ đi qua thất bại BandoQuang Ba (SV năm II, ĐH KHXH & NV): “Mình đi như mộng du về phía thằng bạn thân khi thua trong một cuộc thi tuyển, mình đã nhận được cái vỗ vai mạnh muốn sụm chân xuống của nó. Nó ngay lập tức chỉ mình: Mày thua vì lúc đó lúng túng quá. Tự nhiên mình thấy sáng rỡ, cảm giác hụt hẫng bay đi đâu mất tiêu. Ngay sau đó, tụi mình đã đến bắt tay với đối thủ rồi kéo nhau đi ăn chè, cuộc đời vẫn đẹp sao. Chỉ nên nhớ rằng, cho dù chúng ta có thất bại, có vấp ngã nhưng những người thân yêu vẫn luôn ở bên cạnh và nâng đỡ chúng ta.

NHƯ THẾ NÀO?

Minh Hoa (Đồng Nai): “Mình có một chị bạn, suốt ngày chị ấy toàn thích kể cho người khác nghe về những thất bại của chị ấy. Nào là sáng hôm nay đi mua hàng giảm giá bị tráo hàng, nào là hôm qua thi thử một cuộc thi nào đó bị rớt từ vòng loại… Ban đầu mình có vẻ chán, sao àm người đâu đã thất bại còn khoe, nhưng mình dần thấy, chị ấy rất thoải mái. Và có vẻ như ngày càng giảm bớt số lần tai nạn hay là thất bại. Mình rút ra dược 1 bài học: Khi thua cuộc, chúng ta hay nói về điều đó, nhưng nói như thế nào mới đúng? Đừng nên nói kiểu cay cú “ban giám khảo… không công bằng”, “nhỏ kia may mắn” mà hãy chia sẻ từng tình huống, từng suy nghĩ của mình. Khi bạn sẵn sàng chia sẻ, bạn sẽ thấy mọi người tiếp nhận nó như là nhận được tín hiệu tốt từ phía bạn và chính bạn sẽ nhận được sự đáp trả lại đầy tích cực.”

LÀM GÌ?

Tấn Phát (Bình Chánh): “Mình có một quyển sổ tay gọi là Bộ sưu tập những điều đã sai. Vâng, dù lớn dù nhỏ mình đều ghi rõ vào sổ tay mọi chuyện, tự mình nhắc nhở mình mình đã sai như thế nào. Chính vì thế mình ít khi nào tái phạm lại một lỗi lầm hai lần.
Và khi nào bạn mắc một sai lầm nào đó, hãy rút kinh nghiệm và lấy đó làm bài học cho mình. Và một điều nữa là hãy biết tự cười giễu bản thân mình. Trên thực tế cuộc sống, những người không biết cười mỗi khi thất bại, không chỉ luôn sống với một thái độ tiêu cực, mà còn dễ mắc phải những bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ và tim mạch. Vì vậy, hãy cười nhạo bản thân mình… và chấp nhận sự thật để học hỏi và lớn mạnh.

Thất bại là khi chúng ta luôn tự “đổ lỗi”; ai đó, điều gì đó đã làm mình chán nản, làm mình thua cuộc, làm mình không thể cống hiến… chứ không phải tại mình?! Khi trải nghiệm thất bại, bạn cần tìm kiếm sự phản hồi từ thất bại chứ không phải sự phản hồi của những người xung quanh hay tạo ra những phản hồi tiêu cực từ chính bản thân mình. Người thành công biết thoát ra khỏi trí tưởng tượng về mọi việc (mà thường là tồi tệ), họ luôn có niềm tin rằng mọi chuyện sẽ ổn, họ sẽ cứ như thế mà tiến tới mục tiêu như không có gì có thể ngăn cản được. Họ sẽ chịu trách nhiệm về mỗi khoảnh khắc trong lời nói hành động của mình, không đổ lỗi cho ai cả. Nếu bạn làm dược như vậy, ngay cả khi thất bại, bạn cũng đã thành công.

Trích cuộc trò chuyện của Mike Geogre (giảng viên Đại học Tinh thần Thế giới Brahma Kumaris - Ấn Độ, tác giả các cuốn sách Không còn stress, Tìm về cảm giác thư thái, Thiền cho người bận rộn…) với MTĐB.





Bản đồ đi qua thất bại Bando2Nếu bạn trò chuyện với Mike, bạn sẽ luôn có cảm giác “an nhiên” và thú vị, đó không hẳn là vì Mike là một diễn giả nổi tiếng trên thế giới, mà còn vì anh là tác giả của rất nhiều cuốn sách “chạm” đến tâm tưởng và khát vọng của con người. MTĐB đã gặp Mike để trò chuyện về khái niệm “thành công và thất bại”.
ĐINH NGA thực hiện