Về Cà Mau ít ai trong ngành thủy sản lại không biết đến Trạicua giống Kiều Oanh ở khóm 10, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thờido ông Trần Văn Khắp (tự Tư Khắp ) - người được nỗi danh là “ Vua cuagiống”- làm chủ.
 “Vua cua giống” đất mũi Cà Mau Dcc1287476686


Khát vọng đổi đời
Cuagiống Kiều Oanh hình thành từ một khát vọng chính đáng: tìm ra đối tượng nuôimới để góp phần làm giàu cho quê hương, cho cuộc sống. Là một người dám nghĩ,dám làm, ông Tư Khắp đã lặn lội khắp vùng bán đảo Cà Mau để xem các hang cuatự nhiên trước khi đi đến quyết định sản xuất cua giống - một đối tượng nuôimới lạ với ông và người dân trong vùng. Ông đã tìm ra “cua ôm trứng” tốt nhất ởvùng Ngọc Hiển, Năm Căn; để rồi cho sinh sản nhân tạo thành công từ năm 2000.Nhưng do chưa có thực tế nuôi cua, lại thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, hơnnữa lúc bấy giờ ở Cà Mau không ai đồng tình với ý tưởng sản xuất cua giống, nênông đã thất bại ngay từ mẻ cua giống đầu tiên; ấu trùng cua chỉ sau 10 ngàytuổi đã chết hoàn toàn.
Saunhiều ngày trăn trở, đọc hàng trăm trang sách về kỹ thuật ươm cua giống, bươnchải xuống vùng Đất Mũi tìm hiểu nghề nuôi cua mà vẫn thất bại, ông Tư Khắpquyết định ra đi “tầm sư học đạo”. Ông đã đi gần như khắp mọi miền đất nước,gặp gỡ học hỏi các nhà khoa học ở Nha Trang…, hai lần ra Bắc lăn lộn với nhữngnông dân giàu kinh nghiệm ở vùng ven biển Cồn Thoi (Ninh Bình) và Giao Thủy(Nam Định)…, ròng rã trong gần hai năm, đánh đổi biết bao mồ hôi, tâm sức vàtiền của, cuối cùng ông đã đi đến thành công.
Tháng6 năm 2004, ông quyết định xây dựng Trại cua giống Kiều Oanh (đặt theo tên congái ông) với 20 bể để sản xuất thử nghiệm. Mẻ cua giống đầu tiên này bán ra thịtrường với chất lượng đảm bảo được người nuôi chấp nhận đã mở đầu một thời kỳmới - sản xuất cua giống cung ứng cho thị trường, cho nghề nuôi cua đang ngàycàng mở rộng và phát triển trong tỉnh và vùng lân cận.
Đểhoàn thiện trại sản xuất cua giống của mình, ông Tư Khắp đã phải tự giải quyếtnhiều khó khăn, một là vào thời kỳ đó trong nước chưa có mô hình mẫu của một trạicua giống; hai là cần phải xác định qui trình sản xuất phù hợp để cua giống cótuổi thọ cao và mau lớn. Từ kinh nghiệm thực tiễn và tìm tòi nghiên cứu họchỏi, ông đã phá bỏ trại cũ, làm lại trại mới, đồng thời cải tiến qui trình sảnxuất, bổ sung công nghệ mới và tổ chức nuôi thử nghiệm để kiểm chứng. Đến nayTrại cua giống Kiều Oanh đã có 170 bễ1m3,sản xuất được 10 triệu con cua bột với chất lượng cao, vừa cung cấp cuagiống vừa hướng dẫn phương pháp nuôi, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho ngườinuôi, được bà con các vùng nuôi trồng thủy sản của Cà Mau và các tỉnh lân cận biết đến và tin dùng. Nhiều người dânnghèo đã đổi đời nhờ nuôi cua từ cua giống Kiều Oanh.
 “Vua cua giống” đất mũi Cà Mau DCC_1287476723


ÔngLê Ngọc Phước - Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam (bên trái) đến thăm Trại cuagiống
Kiều Oanh và làm việc với ông Trần Văn Khắp
“Ông vua” Đất Mũi
Cuagiống Kiều Oanh đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được các cơ quan chức năng của địa phương và Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc BộKhoa học - Công nghệ cấp chứng nhận Thương hiệu độc quyền trên toàn quốc. Thươnghiệu đó gắn liền với tên tuổi của ông, mọi người gọi ông là: “Vua cua giống”,“Nhà khoa học chân đất”, hay “Nhà cua học”. Không dừng lại ở đó, ông Trần VănKhắp đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng trại với qui mô lớn hơn, khoa học hơn, vừaphải giữ được bí quyết mang tính độc quyền vừa tìm cách hợp tác hoặc chuyểngiao công nghệ cho những ai có đủ điều kiện (theo như ông nói đó là: Quản lý,công nghệ, nhân sự, tài chính) và đánh giá đúng mức hiệu quả kinh tế qui trìnhsản xuất “Cua giống Kiều Oanh”. Làm giàu cho bản thân, gia đình ông Tư Khắpluôn quan tâm góp sức xây dựng quê hương xứ sở, hoạt động từ thiện giúp đỡ ngườinghèo, tham gia phong trào khuyến học của địa phương... Ông cũng không quên đúckết kinh nghiệm làm ăn để truyền lại cho con cháu kế tục thành công sự nghiệpcủa ông sau này.
Donhững công lao đóng góp cho đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng, của tỉnh vàcủa ngành thủy sản, Trại cua giống Kiều Oanh đã nhận được nhiều phần thưởng caoquí, đặc biệt là Giải thưởng “Danh hiệu Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam” năm2010 do Bộ NN&PTNT và Hội Nghề cá Việt Nam trao tặng. Song phần thưởng caoquí nhất đối với ông và gia đình đó chính là sự tin yêu ủng hộ của những ngườinuôi cua đối với sản phẩm do ông làm ra, và bản thân ông luôn nghĩ mình phảilàm gì để không phụ lại lòng tin đó. Chỉ có xây dựng và giữ gìn “Thương hiệu”bằng niềm tin trong lòng người dân mới thực sự bền vững...


>>Nhờ chất lượng cao “triệu con như một”, giá bán hợp lý, luôn vì lợi ích và sựan toàn cho người nuôi, cua giống Kiều Oanh ngày càng trở thành sản phẩm hànghóa được tiêu thụ rộng rãi không những ở Cà Mau mà còn nhiều vùng ĐBSCL. Nhưng đểđi đến thành công như ngày hôm nay, ông Tư Khắp đã phải trải qua chặng đường đầygian nan thử thách, tốn bao công sức và tiền của - điều mà không phải ai cũngcó thể làm được.


LÊ NGỌC