Thức ăn
cho cá bố mẹ có thể là thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc thức ăn viên công
nghiệp có hàm lượng đạm 30% trở lên. Khẩu phần thức ăn tự chế biến là 5-8% khối
lượng thân/ngày, khẩu phần thức ăn công nghiệp là 2-3% khối lượng thân/ngày.
I. Sơ đồ
quy trình sản xuất giống
Nuôi vỗ
cá bố mẹ → Cho cá đẻ nhân tạo → Thu và ấp trứng nở thành cá bột → Ương cá bột
thành cá hương → Ương cá hương thàng cá giống.
II. Nuôi
vỗ cá bố mẹ
1. Nuôi
vỗ cá bố mẹ:
- Yêu cầu
kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ:
+ Ngoại
hình: cá khoẻ mạnh, không bệnh tật, không dị hình
+ Khối
lượng: từ 2,5 kg trở lên
- Thời
gian nuôi vỗ: cá bố mẹ sau khi lưu giữ qua đông được đưa vào nuôi vỗ bắt đầu từ
tháng 3 khi thời tiết ấm nóng dẫn và cá ăn bình thường.
- Điều
kiện ao nuôi vỗ: Ao nuôi vỗ có diện tích 500-2000 m2, sâu từ 1,5- 2 m. Ao dễ
dàng cấp thoát nước, nước ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu thuỷ lý hoá cơ bản
sau: nhiệt độ nước từ 25-320C, pH: 7-8%0, hàm lượng oxy hoà tan > 3 mg/l.
- Chuẩn
bị ao nuôi vỗ:
Trước khi
nuôi, ao cần được diệt tạp và các loại mầm bệnh bằng cách tháo cát hoặc tát cạn
hết ao, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao 7-10 kg/100m2. Phơi đáy
ao 1-2 ngày (ao không nhiễm phèn). Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, khi đạt
đúng độ sâu nêu trên mới đưa cá vào nuôi.
- Mật độ,
tỷ lệ đực cái
Mật độ
nuôi vỗ trong ao 0,1-02 kg/m3, tỷ lệ đực cái là 1:1, cá đực nuôi chung.
- Chăm
sóc và quản lý cá nuôi vỗ trong ao
Thức ăn
cho cá bố mẹ có thể là thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc thức ăn viên công
nghiệp có hàm lượng đạm 30% trở lên. Khẩu phần thức ăn tự chế biến là 5-8% khối
lượng thân/ngày, khẩu phần thức ăn công nghiệp là 2-3% khối lượng thân/ngày.
Thức ăn
tự chế biến được trộn đều, nấu chín, vắt nhỏ hoặc ép viên và đưa xuống sàn ăn
đặt cách đáy ao 25-30 cm, hoặc rải từ từ cho cá ăn.
Hàng ngày
cho cá ăn 2 lần, buổi sáng (7-8 giờ) và chiều mát (16-17 giờ). Thường xuyên
quan sát hoạt động và khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho
phù hợp. Phải thay nước thường xuyên cho ao nuôi vỗ. Trong hai tháng đầu, mỗi
tuần thay nước ít nhất một lần với 20% thể tích nước. Từ tháng thứ ba trở đi
mỗi ngày thay nước từ 10-20% lượng nước.
Đánh dấu
từng ngày cá thể bố mẹ để thận tiện theo dõi. Dùng que nhọn đầu để đánh dấu thứ
tự cá bố mẹ. Vị trí đánh dấu trên đỉnh đầu của cá, số La mã dùng cho cá cái, số
Ả rập dùng cho cá đực. Mỗi lần kéo cá để kiểm tra nên ghi lại số để tránh tình
trạng lẫn lộn do số bị mờ. Cá đực có thể cắt vây mỡ.
Định kỳ
kiểm tra cá bố mẹ và ghi chép đầy đủ số liệu của từng cá thể cá đực cái đã được
đánh dấu. Sau khi nuôi vỗ được 2 tháng thì kiểm tra lần đầu, tháng thứ ba kiểm
tra để theo dõi phát dục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ thích hợp. Cuối tháng thứ
ba, tuyến sinh dục cá cái chuyển sang giai đoạn IV, cá đực đã có tinh dịch.
Từ tháng
thứ tư cho đến lúc đẻ, hai tuần kiểm tra một lần. Cá được đánh dấu và theo dõi
cẩn thận để địnhn gày cho đẻ. Mỗi lần kiểm tra phải ngưng cho cá ăn trước một
ngày.
III. Cho
cá đẻ: mùa vụ cá đẻ ở miền Bắc (Thừa Thiên Huế trở ra) là từ tháng 5 đến tháng
9
1. Chuẩn
bị thiết bị
- Bể cá
đẻ
- Bể ấp
trứng: bể vòng, bể vây, bể xi măng
2. Yêu
cầu chọn cá bố mẹ
Cá cái:
khoẻ mạnh, bụng to và mềm, lỗ sinh dục hơi nở, màu hồng nhạt. Dùng que thăm
trứng lấy trứng ra kiểm tra, thấy hạt trứng căng tròn, đều, rời, màu trắng
nhạt, nhân trứng sáng và lệch hẳn về một cực. Quan sát trên kính lúp thấy mạch
máu đã gần hết, đường kính trứng từ 0,9-1,1 mm.
Cá đực:
khoẻ mạnh, lỗ sinh dục hơi lồi, vuốt nẹ vùng lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đục
như sữa chảy ra.
Tỷ lệ
đực/cái: 1/1
3. Kích
dục tố gồm các loại sau:
Não thuỳ
thể cá (ký hiệu PG) và Human Chorionic Ganadotropin (ký hiệu HCG)
- Liều
lượng kích dục tố sử dụng
+ Đối với
cá cái:
Liều tiêm
sơ bộ: 300-500 UI HCG/kg, hoặc 0,2-0,3 mg PG/kg cá cái
Liều
quyết định: 2500-3000 UI HCG/kg cá, hoặc phối hợp 1500-2000 UI HCG + 3-5
mgPG/kg cá cái.
+ Đối với
cá đực: bằng ¼ đến 1/3 liều tiêm cho cá cái.
- Phương
pháp tiêm: Với cá cái, tiêm từ 1-3 liều sơ bộ và 1 liều quyết, khoảng cách giữa
các lần tiêm cách nhau từ 10-24 giờ, liều quyết định được tiêm sau cùng. Với cá
đực chỉ tiêm một lần cùng thời điểm tiêm liều quyết định cho cá cái
Vị trí
tiêm: ở gố vây ngực hoặc cơ lưng, các lần tiêm khác nhau nên tiêm ở vị trí khác
nhau.
4. Thời
gian hiệu ứng
Ở nhiệt
độ 28-300C, cá cái sẽ rụng trứng sau liều tiêm quyết định từ 8-10 giờ, tuy
nhiên phải theo dõi kiểm tra sự rụng trứng cá cái sau 6 giờ.
5. Gieo
tinh nhân tạo
Vuốt
trứng cá ra thau khô và sạch, sau đó vuốt tinh dịch và tưới trực tiếp lên
trứng, dùng ít nhất tinh dịch của 2 cá đực cho 1 cái. Dùng lông gia cầm khô
khuấy đều 20-30 giây rồi đổ nước cũ đi cho thêm nước mới. Chú ý phải cho từ từ,
vừa cho nước vừa khuấy, sau đó đổ dung dịch tanin vào trứng để khử dính. Nếu
không khử dính thì sau khi khuấy đều trứng và tinh dịch, dùng lông gà phết
trứng dính lên giá thể (xơ nilông, rễ bèo lục bình, lưới nilông...) rồi đưa vào
dụng cụ ấp.
6. Phương
pháp khử dính trứng bằng dung dịch tanin
Pha sẵn
dung dịch tanin nồng độ 1‰. Đổ từ từ dung dịch tanin vào trứng đã thụ tinh với
thể tích dung dịch lớn gấp 10-15 lần thể tích trứng và khuấy đều trong 30 giây,
sau đó thay nước mới không có tanin, rửa trứng vài lần cho sạch tanin rồi đưa
trứng vào dụng cụ ấp.
IV. Ấp
trứng
Dụng cụ
ấp trứng không khử dính là những bể có nước chảy liên tục như bể vòng với thể
tích nước 3-4 m3, bể xi măng hình chữ nhật có thể tích nước 10-15 m3, bể
composite tròn thể tích 600-1000 lít.
Dụng cụ
ấp trứng đã khử dính là bình vây 5-20 lít, bể composite tròn 600-1000 lít, nước
ấp được cấp liên tục cho quá trình ấp trứng.
Chất
lượng nước ấp: nước dùng để ấp trứng phải trong, sạch, pH từ 6,8-7,5, hàm lượng
oxy hoà tan > 4 mg/lít.
Mật độ
ấp: Đối với bể vòng ấp trứng không khử dính, mật độ trứng 4000-5000 trứng/l.
Đối với bể tĩnh có sục khí, ấp trứng không khử dính, mật độ 1500-2000
trứng/lít. Đối với bình vây composite bằng nhựa hoặc thủy tinh có thể tích 5-10
lít ấp trứng khử dính, mật độ 20.000-30.000 trứng/lít. Lưu lượng nước qua bình
ấp cần điều chỉnh để trứng đảo đều và không bị lắng đọng dưới đáy bình.
Thời gian
ấp nở cá bột: ở nhiệt độ 28-300C, cá nở sau 22-24 giờ. Sau khi cácá xuống ao
ương để tránh tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau khi cá hết noãn hoàng. nở từ 20-25
giờ phải đưa
V. Ương
cá bột thành cá hương và cá giống
1. Ao
ương
Ao cần
được tẩy dọn kỹ, dùng trứng và đậu nành gây màu nước và nuôi Daphnia, Moina.
Cho nước vào ao từ từ đạt đến 0,7-1m, khi Daphnia, Moina gây nuôi đạt sinh khối
khoảng 0,3 -0,5 triệu cá thể/m3 thì thả cá xuống ao.
2. Mật độ
ương và chăm sóc cá
- Ương cá
hương
Mật độ
ương: 250-400 con/m2.
Chăm sóc
cá: tiếp tục duy trì sinh khối Daphnia, Moina sau 10 ngày, cho cá ăn thức ăn
chế biến (cám 30% + bột cá 70%), kết hợp cho ăn thêm trùng chỉ từ 3-7 kg/10 vạn
cá/ngày. Thức ăn đặt trên sàn để dễ kiểm tra, mỗi ngày cho ăn từ 3-4 lần.
Hàng ngày
quan sát tình hình hoạt động của cá, chất lượng nước, độ sâu nước ao để kịp
thưòi điều chỉnh thức ăn và thay nước hoặc cấp nước thêm nước vào ao. Sau thời
gian 25-30 ngày, cá đạt cỡ 3,5-4 cm.
- Ương cá
hương lên giống
Mật độ
ương: 150-200 con/m2
Chăm sóc
cá: thức ăn được chế biến nấu chín gồm cám và bột cá tỉ lệ 3/7, cộng thêm 1%
Premix khoáng và vitamin. Thức ăn được đưa xuống sàn ăn ( căn cứ điều chỉnh)
với khẩu phần ăn từ 7- 10 % tổng trọng lượng cá trong ao ương và cung cáp đủ
theo nhu cầu của cá. Mỗi ngày cho cá ăn 3-4 lần. Ngoài ra cho cá ăn thêm thức
ăn viên CN có hàm lượng đạm 24-25%, khẩu phần 2-2,5 %.
Hàng ngày
quan sat tình hnfh hoạt động của cá, chất lượng nước, độ sâu nước ao để kịp
thời điều chỉnh thức ăn và thay nước hoặc cấp thêm nước vào ao. Su thời gian
ương 30-35 ngày, cá có thể đạt cỡ 10-12 cm, sau 50-60 ngày đạt cỡ 16-20 cm.
3. Thu
hoạch và vận chuyển cá giống
Dùng lưới
mềm, mắt dày để kéo gom cá, dùng vợt vải mềm để xúc bắt cá. Thao tác phải nhẹ nhàng
để tránh cá dính vào vợt hoặc lưới. trước khi vậnchuyển xa, cá phải được luyện
ép trong bển có nước chảy hoặc nhốt trong giai đặt trong ao rộng và thoáng từ
6-10 giờ.
vasep.com.vn
cho cá bố mẹ có thể là thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc thức ăn viên công
nghiệp có hàm lượng đạm 30% trở lên. Khẩu phần thức ăn tự chế biến là 5-8% khối
lượng thân/ngày, khẩu phần thức ăn công nghiệp là 2-3% khối lượng thân/ngày.
I. Sơ đồ
quy trình sản xuất giống
Nuôi vỗ
cá bố mẹ → Cho cá đẻ nhân tạo → Thu và ấp trứng nở thành cá bột → Ương cá bột
thành cá hương → Ương cá hương thàng cá giống.
II. Nuôi
vỗ cá bố mẹ
1. Nuôi
vỗ cá bố mẹ:
- Yêu cầu
kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ:
+ Ngoại
hình: cá khoẻ mạnh, không bệnh tật, không dị hình
+ Khối
lượng: từ 2,5 kg trở lên
- Thời
gian nuôi vỗ: cá bố mẹ sau khi lưu giữ qua đông được đưa vào nuôi vỗ bắt đầu từ
tháng 3 khi thời tiết ấm nóng dẫn và cá ăn bình thường.
- Điều
kiện ao nuôi vỗ: Ao nuôi vỗ có diện tích 500-2000 m2, sâu từ 1,5- 2 m. Ao dễ
dàng cấp thoát nước, nước ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu thuỷ lý hoá cơ bản
sau: nhiệt độ nước từ 25-320C, pH: 7-8%0, hàm lượng oxy hoà tan > 3 mg/l.
- Chuẩn
bị ao nuôi vỗ:
Trước khi
nuôi, ao cần được diệt tạp và các loại mầm bệnh bằng cách tháo cát hoặc tát cạn
hết ao, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao 7-10 kg/100m2. Phơi đáy
ao 1-2 ngày (ao không nhiễm phèn). Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, khi đạt
đúng độ sâu nêu trên mới đưa cá vào nuôi.
- Mật độ,
tỷ lệ đực cái
Mật độ
nuôi vỗ trong ao 0,1-02 kg/m3, tỷ lệ đực cái là 1:1, cá đực nuôi chung.
- Chăm
sóc và quản lý cá nuôi vỗ trong ao
Thức ăn
cho cá bố mẹ có thể là thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc thức ăn viên công
nghiệp có hàm lượng đạm 30% trở lên. Khẩu phần thức ăn tự chế biến là 5-8% khối
lượng thân/ngày, khẩu phần thức ăn công nghiệp là 2-3% khối lượng thân/ngày.
Thức ăn
tự chế biến được trộn đều, nấu chín, vắt nhỏ hoặc ép viên và đưa xuống sàn ăn
đặt cách đáy ao 25-30 cm, hoặc rải từ từ cho cá ăn.
Hàng ngày
cho cá ăn 2 lần, buổi sáng (7-8 giờ) và chiều mát (16-17 giờ). Thường xuyên
quan sát hoạt động và khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho
phù hợp. Phải thay nước thường xuyên cho ao nuôi vỗ. Trong hai tháng đầu, mỗi
tuần thay nước ít nhất một lần với 20% thể tích nước. Từ tháng thứ ba trở đi
mỗi ngày thay nước từ 10-20% lượng nước.
Đánh dấu
từng ngày cá thể bố mẹ để thận tiện theo dõi. Dùng que nhọn đầu để đánh dấu thứ
tự cá bố mẹ. Vị trí đánh dấu trên đỉnh đầu của cá, số La mã dùng cho cá cái, số
Ả rập dùng cho cá đực. Mỗi lần kéo cá để kiểm tra nên ghi lại số để tránh tình
trạng lẫn lộn do số bị mờ. Cá đực có thể cắt vây mỡ.
Định kỳ
kiểm tra cá bố mẹ và ghi chép đầy đủ số liệu của từng cá thể cá đực cái đã được
đánh dấu. Sau khi nuôi vỗ được 2 tháng thì kiểm tra lần đầu, tháng thứ ba kiểm
tra để theo dõi phát dục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ thích hợp. Cuối tháng thứ
ba, tuyến sinh dục cá cái chuyển sang giai đoạn IV, cá đực đã có tinh dịch.
Từ tháng
thứ tư cho đến lúc đẻ, hai tuần kiểm tra một lần. Cá được đánh dấu và theo dõi
cẩn thận để địnhn gày cho đẻ. Mỗi lần kiểm tra phải ngưng cho cá ăn trước một
ngày.
III. Cho
cá đẻ: mùa vụ cá đẻ ở miền Bắc (Thừa Thiên Huế trở ra) là từ tháng 5 đến tháng
9
1. Chuẩn
bị thiết bị
- Bể cá
đẻ
- Bể ấp
trứng: bể vòng, bể vây, bể xi măng
2. Yêu
cầu chọn cá bố mẹ
Cá cái:
khoẻ mạnh, bụng to và mềm, lỗ sinh dục hơi nở, màu hồng nhạt. Dùng que thăm
trứng lấy trứng ra kiểm tra, thấy hạt trứng căng tròn, đều, rời, màu trắng
nhạt, nhân trứng sáng và lệch hẳn về một cực. Quan sát trên kính lúp thấy mạch
máu đã gần hết, đường kính trứng từ 0,9-1,1 mm.
Cá đực:
khoẻ mạnh, lỗ sinh dục hơi lồi, vuốt nẹ vùng lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đục
như sữa chảy ra.
Tỷ lệ
đực/cái: 1/1
3. Kích
dục tố gồm các loại sau:
Não thuỳ
thể cá (ký hiệu PG) và Human Chorionic Ganadotropin (ký hiệu HCG)
- Liều
lượng kích dục tố sử dụng
+ Đối với
cá cái:
Liều tiêm
sơ bộ: 300-500 UI HCG/kg, hoặc 0,2-0,3 mg PG/kg cá cái
Liều
quyết định: 2500-3000 UI HCG/kg cá, hoặc phối hợp 1500-2000 UI HCG + 3-5
mgPG/kg cá cái.
+ Đối với
cá đực: bằng ¼ đến 1/3 liều tiêm cho cá cái.
- Phương
pháp tiêm: Với cá cái, tiêm từ 1-3 liều sơ bộ và 1 liều quyết, khoảng cách giữa
các lần tiêm cách nhau từ 10-24 giờ, liều quyết định được tiêm sau cùng. Với cá
đực chỉ tiêm một lần cùng thời điểm tiêm liều quyết định cho cá cái
Vị trí
tiêm: ở gố vây ngực hoặc cơ lưng, các lần tiêm khác nhau nên tiêm ở vị trí khác
nhau.
4. Thời
gian hiệu ứng
Ở nhiệt
độ 28-300C, cá cái sẽ rụng trứng sau liều tiêm quyết định từ 8-10 giờ, tuy
nhiên phải theo dõi kiểm tra sự rụng trứng cá cái sau 6 giờ.
5. Gieo
tinh nhân tạo
Vuốt
trứng cá ra thau khô và sạch, sau đó vuốt tinh dịch và tưới trực tiếp lên
trứng, dùng ít nhất tinh dịch của 2 cá đực cho 1 cái. Dùng lông gia cầm khô
khuấy đều 20-30 giây rồi đổ nước cũ đi cho thêm nước mới. Chú ý phải cho từ từ,
vừa cho nước vừa khuấy, sau đó đổ dung dịch tanin vào trứng để khử dính. Nếu
không khử dính thì sau khi khuấy đều trứng và tinh dịch, dùng lông gà phết
trứng dính lên giá thể (xơ nilông, rễ bèo lục bình, lưới nilông...) rồi đưa vào
dụng cụ ấp.
6. Phương
pháp khử dính trứng bằng dung dịch tanin
Pha sẵn
dung dịch tanin nồng độ 1‰. Đổ từ từ dung dịch tanin vào trứng đã thụ tinh với
thể tích dung dịch lớn gấp 10-15 lần thể tích trứng và khuấy đều trong 30 giây,
sau đó thay nước mới không có tanin, rửa trứng vài lần cho sạch tanin rồi đưa
trứng vào dụng cụ ấp.
IV. Ấp
trứng
Dụng cụ
ấp trứng không khử dính là những bể có nước chảy liên tục như bể vòng với thể
tích nước 3-4 m3, bể xi măng hình chữ nhật có thể tích nước 10-15 m3, bể
composite tròn thể tích 600-1000 lít.
Dụng cụ
ấp trứng đã khử dính là bình vây 5-20 lít, bể composite tròn 600-1000 lít, nước
ấp được cấp liên tục cho quá trình ấp trứng.
Chất
lượng nước ấp: nước dùng để ấp trứng phải trong, sạch, pH từ 6,8-7,5, hàm lượng
oxy hoà tan > 4 mg/lít.
Mật độ
ấp: Đối với bể vòng ấp trứng không khử dính, mật độ trứng 4000-5000 trứng/l.
Đối với bể tĩnh có sục khí, ấp trứng không khử dính, mật độ 1500-2000
trứng/lít. Đối với bình vây composite bằng nhựa hoặc thủy tinh có thể tích 5-10
lít ấp trứng khử dính, mật độ 20.000-30.000 trứng/lít. Lưu lượng nước qua bình
ấp cần điều chỉnh để trứng đảo đều và không bị lắng đọng dưới đáy bình.
Thời gian
ấp nở cá bột: ở nhiệt độ 28-300C, cá nở sau 22-24 giờ. Sau khi cácá xuống ao
ương để tránh tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau khi cá hết noãn hoàng. nở từ 20-25
giờ phải đưa
V. Ương
cá bột thành cá hương và cá giống
1. Ao
ương
Ao cần
được tẩy dọn kỹ, dùng trứng và đậu nành gây màu nước và nuôi Daphnia, Moina.
Cho nước vào ao từ từ đạt đến 0,7-1m, khi Daphnia, Moina gây nuôi đạt sinh khối
khoảng 0,3 -0,5 triệu cá thể/m3 thì thả cá xuống ao.
2. Mật độ
ương và chăm sóc cá
- Ương cá
hương
Mật độ
ương: 250-400 con/m2.
Chăm sóc
cá: tiếp tục duy trì sinh khối Daphnia, Moina sau 10 ngày, cho cá ăn thức ăn
chế biến (cám 30% + bột cá 70%), kết hợp cho ăn thêm trùng chỉ từ 3-7 kg/10 vạn
cá/ngày. Thức ăn đặt trên sàn để dễ kiểm tra, mỗi ngày cho ăn từ 3-4 lần.
Hàng ngày
quan sát tình hình hoạt động của cá, chất lượng nước, độ sâu nước ao để kịp
thưòi điều chỉnh thức ăn và thay nước hoặc cấp nước thêm nước vào ao. Sau thời
gian 25-30 ngày, cá đạt cỡ 3,5-4 cm.
- Ương cá
hương lên giống
Mật độ
ương: 150-200 con/m2
Chăm sóc
cá: thức ăn được chế biến nấu chín gồm cám và bột cá tỉ lệ 3/7, cộng thêm 1%
Premix khoáng và vitamin. Thức ăn được đưa xuống sàn ăn ( căn cứ điều chỉnh)
với khẩu phần ăn từ 7- 10 % tổng trọng lượng cá trong ao ương và cung cáp đủ
theo nhu cầu của cá. Mỗi ngày cho cá ăn 3-4 lần. Ngoài ra cho cá ăn thêm thức
ăn viên CN có hàm lượng đạm 24-25%, khẩu phần 2-2,5 %.
Hàng ngày
quan sat tình hnfh hoạt động của cá, chất lượng nước, độ sâu nước ao để kịp
thời điều chỉnh thức ăn và thay nước hoặc cấp thêm nước vào ao. Su thời gian
ương 30-35 ngày, cá có thể đạt cỡ 10-12 cm, sau 50-60 ngày đạt cỡ 16-20 cm.
3. Thu
hoạch và vận chuyển cá giống
Dùng lưới
mềm, mắt dày để kéo gom cá, dùng vợt vải mềm để xúc bắt cá. Thao tác phải nhẹ nhàng
để tránh cá dính vào vợt hoặc lưới. trước khi vậnchuyển xa, cá phải được luyện
ép trong bển có nước chảy hoặc nhốt trong giai đặt trong ao rộng và thoáng từ
6-10 giờ.
vasep.com.vn