Đầu năm nay, hàng chục ngàn ngư dân miền Trung bước vào vụ mùa đầy phấn khởi nhờ giá thu mua và sản lượng đánh bắt thủy sản ổn định. Nhưng việc điều chỉnh giá dầu tăng cao khiến không ít ngư dân ưu tư chuyện lỗ lãi, số tàu cá ra khơi ít dần.
Nguy cơ tàu cá nằm bờ
Những ngày đầu tháng 3/2011, chúng tôi có mặt tại các cảng cá ở miền Trung như cảng cá Thuận Phước (Đà Nẵng), Thuận An (Huế), Nghĩa Phú (Quảng Ngãi), Tam Quan, Hàm Tử (Bình Định)…, ở đâu cũng nghe những lời than thở của ngư dân do chi phí đi biển tăng cao, thu nhập của chủ tàu lẫn ngư phủ giảm mạnh. Từ sau ngày 24-2 (thời điểm xăng dầu tăng giá), hoạt động đánh bắt đã chững lại, không nhộn nhịp như những ngày đầu năm. Tại cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), tàu thuyền đánh bắt xa bờ cập bến giảm 1/3 so với trước thời điểm xăng dầu tăng giá. Lão ngư Nguyễn Văn Thanh (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Tàu đánh bắt xa bờ của địa phương hầu hết công suất máy chính trên 90CV nên khi dầu diesel tăng giá 3.550 đồng/lít, chi phí mỗi chuyến đi biển từ 7-10 ngày tăng thêm từ 4-6 triệu đồng/tàu. Trong khi đó sản lượng khai thác không tăng và giá thủy hải sản trên thị trường tăng không đáng kể khiến nhiều phương tiện phải nằm bờ vì các chủ tàu sợ thua lỗ”.
Tại xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), địa phương có gần 450 tàu đánh bắt xa bờ, sau chuyến ra khơi đầu năm hiện có hơn 200 tàu vào bờ và bán cá xong chẳng mấy tàu dám ra khơi trở lại bởi chi phí tăng cao. Theo ông Cao Văn Minh (Tổ trưởng Tổ khai thác tương hỗ số 4, phường Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng), với tàu có công suất 40 CV, mỗi đợt ra khơi 10 ngày phải đổ 1.500 lít dầu, với giá dầu hiện tại thì mỗi lần ra khơi phải chi thêm gần 30 triệu đồng tiền nhiên liệu. Nhưng bỏ tàu 1 ngày cũng không xong vì nhà nào cũng vay ngân hàng cả vài trăm triệu đồng để đóng tàu, mua ngư cụ. Tài sản, nguồn sống của ngư dân đều nằm hết trên con tàu nên phải ra khơi để kiếm sống cũng như kiếm tiền trả nợ.
Mô hình tàu mẹ - tàu con
Theo lão ngư Nguyễn Văn Thanh (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang), thay vì đơn lẻ ra khơi, giờ đây ngư dân huyện Phú Vang đồng loạt ra khơi từ 3 - 5 đôi tàu. Trong quá trình đánh bắt họ thường xuyên liên lạc với nhau bằng bộ đàm, đến khi các thuyền đã đánh bắt được nhiều tôm cá thì tập trung lại. Trong đội sẽ cử một hoặc hai phương tiện cùng thuyền viên thay phiên nhau vận chuyển cá tôm vào bờ phân phối, mua sắm nguyên liệu rồi quay trở lại ngư trường. Giải pháp này không những tiết giảm chi phí nhiên liệu ra vào bờ từ 2-3 triệu đồng/tàu/chuyến mà còn giảm được chi phí tiền nước đá ướp tôm cá. Ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… cũng đang thành lập các tổ, đội đánh bắt gần bờ để giảm bớt chi phí đi biển.
Đối với các tàu đánh bắt xa bờ, mô hình “tàu mẹ - tàu con” đang được ngư dân kỳ vọng. Ông Lê Kế Thương, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ đại dương Khánh Hòa, cho biết: “Để giải được bài toán giá cả hiện nay chỉ còn cách nhân rộng mô hình “tàu mẹ - tàu con” của 2 ngư đội Trường Sa. Đây là mô hình được hình thành bởi sự liên kết của Công ty TNHH một thành viên 128, ngư dân, ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam và Công ty TNHH Hải Vương. Đội hình ban đầu gồm 8 tàu con đánh bắt xa bờ của ngư dân, 2 tàu mẹ của Công ty 128, chia làm 2 ngư đội. Tàu mẹ có nhiệm vụ cung cấp dầu, nhu yếu phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng thời tiêu thụ cá cho tàu con với giá bằng giá đất liền nếu tàu con có nhu cầu bán. Hiện 8 tàu con đã bán được chuyến hàng đầu tiên thành công, mỗi tàu thu lãi từ 40 triệu đồng trở lên. Hai ngư đội này vẫn tiếp tục đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa, thực hiện cam kết bám biển 9-10 tháng/năm”.
Mô hình “tàu mẹ - tàu con” được xem là giải pháp tối ưu cho ngư dân trong thời điểm chi phí ra khơi ngày càng tăng cao. Nhưng để áp dụng được mô hình này cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, ngư dân, Hội Nghề cá… Tuy nhiên, đến nay ngoài tỉnh Khánh Hòa, nhiều địa phương còn lại trong khu vực vẫn chưa triển khai mô hình này.
fistenet.gov.vn
Nguy cơ tàu cá nằm bờ
Những ngày đầu tháng 3/2011, chúng tôi có mặt tại các cảng cá ở miền Trung như cảng cá Thuận Phước (Đà Nẵng), Thuận An (Huế), Nghĩa Phú (Quảng Ngãi), Tam Quan, Hàm Tử (Bình Định)…, ở đâu cũng nghe những lời than thở của ngư dân do chi phí đi biển tăng cao, thu nhập của chủ tàu lẫn ngư phủ giảm mạnh. Từ sau ngày 24-2 (thời điểm xăng dầu tăng giá), hoạt động đánh bắt đã chững lại, không nhộn nhịp như những ngày đầu năm. Tại cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), tàu thuyền đánh bắt xa bờ cập bến giảm 1/3 so với trước thời điểm xăng dầu tăng giá. Lão ngư Nguyễn Văn Thanh (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Tàu đánh bắt xa bờ của địa phương hầu hết công suất máy chính trên 90CV nên khi dầu diesel tăng giá 3.550 đồng/lít, chi phí mỗi chuyến đi biển từ 7-10 ngày tăng thêm từ 4-6 triệu đồng/tàu. Trong khi đó sản lượng khai thác không tăng và giá thủy hải sản trên thị trường tăng không đáng kể khiến nhiều phương tiện phải nằm bờ vì các chủ tàu sợ thua lỗ”.
Tại xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), địa phương có gần 450 tàu đánh bắt xa bờ, sau chuyến ra khơi đầu năm hiện có hơn 200 tàu vào bờ và bán cá xong chẳng mấy tàu dám ra khơi trở lại bởi chi phí tăng cao. Theo ông Cao Văn Minh (Tổ trưởng Tổ khai thác tương hỗ số 4, phường Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng), với tàu có công suất 40 CV, mỗi đợt ra khơi 10 ngày phải đổ 1.500 lít dầu, với giá dầu hiện tại thì mỗi lần ra khơi phải chi thêm gần 30 triệu đồng tiền nhiên liệu. Nhưng bỏ tàu 1 ngày cũng không xong vì nhà nào cũng vay ngân hàng cả vài trăm triệu đồng để đóng tàu, mua ngư cụ. Tài sản, nguồn sống của ngư dân đều nằm hết trên con tàu nên phải ra khơi để kiếm sống cũng như kiếm tiền trả nợ.
Mô hình tàu mẹ - tàu con
Theo lão ngư Nguyễn Văn Thanh (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang), thay vì đơn lẻ ra khơi, giờ đây ngư dân huyện Phú Vang đồng loạt ra khơi từ 3 - 5 đôi tàu. Trong quá trình đánh bắt họ thường xuyên liên lạc với nhau bằng bộ đàm, đến khi các thuyền đã đánh bắt được nhiều tôm cá thì tập trung lại. Trong đội sẽ cử một hoặc hai phương tiện cùng thuyền viên thay phiên nhau vận chuyển cá tôm vào bờ phân phối, mua sắm nguyên liệu rồi quay trở lại ngư trường. Giải pháp này không những tiết giảm chi phí nhiên liệu ra vào bờ từ 2-3 triệu đồng/tàu/chuyến mà còn giảm được chi phí tiền nước đá ướp tôm cá. Ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… cũng đang thành lập các tổ, đội đánh bắt gần bờ để giảm bớt chi phí đi biển.
Đối với các tàu đánh bắt xa bờ, mô hình “tàu mẹ - tàu con” đang được ngư dân kỳ vọng. Ông Lê Kế Thương, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ đại dương Khánh Hòa, cho biết: “Để giải được bài toán giá cả hiện nay chỉ còn cách nhân rộng mô hình “tàu mẹ - tàu con” của 2 ngư đội Trường Sa. Đây là mô hình được hình thành bởi sự liên kết của Công ty TNHH một thành viên 128, ngư dân, ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam và Công ty TNHH Hải Vương. Đội hình ban đầu gồm 8 tàu con đánh bắt xa bờ của ngư dân, 2 tàu mẹ của Công ty 128, chia làm 2 ngư đội. Tàu mẹ có nhiệm vụ cung cấp dầu, nhu yếu phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng thời tiêu thụ cá cho tàu con với giá bằng giá đất liền nếu tàu con có nhu cầu bán. Hiện 8 tàu con đã bán được chuyến hàng đầu tiên thành công, mỗi tàu thu lãi từ 40 triệu đồng trở lên. Hai ngư đội này vẫn tiếp tục đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa, thực hiện cam kết bám biển 9-10 tháng/năm”.
Mô hình “tàu mẹ - tàu con” được xem là giải pháp tối ưu cho ngư dân trong thời điểm chi phí ra khơi ngày càng tăng cao. Nhưng để áp dụng được mô hình này cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, ngư dân, Hội Nghề cá… Tuy nhiên, đến nay ngoài tỉnh Khánh Hòa, nhiều địa phương còn lại trong khu vực vẫn chưa triển khai mô hình này.
fistenet.gov.vn