Tôi không thể tin được một người đã từng dạy tôi bơi khắp vịnh Coney giờ
đây lại mong manh đến thế. Các bác sĩ nói rằng mạch bố tôi rất yếu...
Năm tôi 16 tuổi, bố đưa tôi đến tiệm ăn nơi bố làm quản lý kiêm phục
vụ bàn. Bố đưa cho tôi một cái sơ-mi trắng và một cái nơ và bảo "Vào
việc thôi, cậu cả!". Còn tôi thì chỉ lo mình sẽ làm đổ thức ăn ra khắp
tiệm ăn.
Nhiệm vụ đầu tiên của tôi chỉ là thu gom và rửa đĩa. Nhưng đến tối, khi
khách đông, bố nói tôi phải ra ghi món.
- Món cá hồi pho-mát có hạt tiêu không? - Một quý bà hỏi - Tôi bị dị ứng
hạt tiêu.
Dị ứng với hạt tiêu? Tôi chưa bao giờ biết trên thế giới lại có một thứ
gì như thế. Tôi nghệt ra, bố tôi chạy tới, nói đỡ:
- Có hạt tiêu đấy, thưa bà! Bà thử ăn cá hồi sốt cà chua vậy?
Cuối cùng, tôi cũng phục vụ xong bàn đó với món cá hồi cà chua cho quý
bà và cá hồi nướng cho những người còn lại.
Rồi tôi dần quen việc và chính thức làm phục vụ ngoài giờ học. Ở đây, đa
số những người phục vụ đều lớn tuổi và tôi không biết tại sao bố lại
tuyển họ. Bác Roy có một cánh tay lúc nào cũng đau, không thể bê nhiều
đĩa. Bác Diego từng đánh giày, chẳng có chuyên môn gì về các món ăn. Và
Walter, bác phục vụ chậm nhất, thì vẫn luôn hy vọng trở thành một nghệ
sĩ kịch.
Bố tôi là quản lý, nhưng ông phục vụ nhiều hơn hẳn những người khác. Bố
luôn mỉm cười, và khách hàng trở lại tiệm ăn lần thứ hai thì từ cửa đã
gọi tên bố. Bố giới thiệu tôi với họ: bác này là nha sĩ, đây là bác luật
sư, còn chú này làm về bất động sản... Có lẽ bố muốn tôi nhận ra họ,
phòng khi tôi cần những mối quen biết trong những lĩnh vực đó chăng?!
Cứ khoảng 8h tối là bố cho những làm cùng ca về nghỉ. Bố sẽ phục vụ một
mình. Trong nhiều năm, thậm chí cả khi tôi học đại học, bố vẫn thường
gọi tôi đến giúp vào lúc 11h đêm vì quá bận.
Một ngày, khi tôi vừa đi học về thì bố gọi. Nhìn thấy số điện thoại của
bố, tôi rên lên, biết rằng nửa ngày tự do của mình sẽ bị "tận dụng". Tôi
nghe bố nói:
- Con có thể đến tiệm ăn và mang cho bố một cái sơmi trắng được không?
Thật nhanh nhé!
Bố đặt máy. Tôi vội vã rời khỏi nhà. Tôi tìm thấy bố ở phòng thay quần
áo, rất xanh xao, một vết máu đỏ sẫm trên ngực áo. Bố ho ra máu.
- Bố nghỉ đi! - Tôi cuống lên, tự mặc chiếc sơmi vào và gọi cho mẹ, sau
đó thay bố phục vụ cả tiệm ăn. Mẹ đến, và phải thật sự "lôi" bố lên xe
cấp cứu.
Đêm khuya, khi xong việc, tôi vào viện thăm bố, người vẫn còn đầy mùi
thức ăn. Các bác sĩ đã cứu sống bố. Nhưng bố rất yếu, nằm lịm.
Tôi không thể tin được một người đã từng dạy tôi bơi khắp vịnh Coney giờ
đây lại mong manh đến thế. Các bác sĩ nói rằng mạch bố tôi rất yếu.
Nhưng ngay khi tôi đến cạnh giường, bố tôi mở mắt, và hơi gật đầu. Tôi
cúi xuống, hôn lên trán bố.
- Con yêu bố, con đã làm tốt việc ở tiệm ăn, các vị khách rất hài
lòng...
Tôi nói thầm với bố như vậy, và hôn lên trán bố lần nữa. Đó là lúc tôi
nghe một tiếng kêu rất nhỏ, rồi một tiếng nữa. Những âm thanh đó phát ra
từ chiếc máy gắn vào người bố, và màn hình cho thấy những đường thẳng
nhô lên cao hơn, cao hơn như những ngọn núi nhấp nhô.
Đó là tiếng mạch của bố đập mạnh trở lại..
đây lại mong manh đến thế. Các bác sĩ nói rằng mạch bố tôi rất yếu...
Năm tôi 16 tuổi, bố đưa tôi đến tiệm ăn nơi bố làm quản lý kiêm phục
vụ bàn. Bố đưa cho tôi một cái sơ-mi trắng và một cái nơ và bảo "Vào
việc thôi, cậu cả!". Còn tôi thì chỉ lo mình sẽ làm đổ thức ăn ra khắp
tiệm ăn.
Nhiệm vụ đầu tiên của tôi chỉ là thu gom và rửa đĩa. Nhưng đến tối, khi
khách đông, bố nói tôi phải ra ghi món.
- Món cá hồi pho-mát có hạt tiêu không? - Một quý bà hỏi - Tôi bị dị ứng
hạt tiêu.
Dị ứng với hạt tiêu? Tôi chưa bao giờ biết trên thế giới lại có một thứ
gì như thế. Tôi nghệt ra, bố tôi chạy tới, nói đỡ:
- Có hạt tiêu đấy, thưa bà! Bà thử ăn cá hồi sốt cà chua vậy?
Cuối cùng, tôi cũng phục vụ xong bàn đó với món cá hồi cà chua cho quý
bà và cá hồi nướng cho những người còn lại.
Rồi tôi dần quen việc và chính thức làm phục vụ ngoài giờ học. Ở đây, đa
số những người phục vụ đều lớn tuổi và tôi không biết tại sao bố lại
tuyển họ. Bác Roy có một cánh tay lúc nào cũng đau, không thể bê nhiều
đĩa. Bác Diego từng đánh giày, chẳng có chuyên môn gì về các món ăn. Và
Walter, bác phục vụ chậm nhất, thì vẫn luôn hy vọng trở thành một nghệ
sĩ kịch.
Bố tôi là quản lý, nhưng ông phục vụ nhiều hơn hẳn những người khác. Bố
luôn mỉm cười, và khách hàng trở lại tiệm ăn lần thứ hai thì từ cửa đã
gọi tên bố. Bố giới thiệu tôi với họ: bác này là nha sĩ, đây là bác luật
sư, còn chú này làm về bất động sản... Có lẽ bố muốn tôi nhận ra họ,
phòng khi tôi cần những mối quen biết trong những lĩnh vực đó chăng?!
Cứ khoảng 8h tối là bố cho những làm cùng ca về nghỉ. Bố sẽ phục vụ một
mình. Trong nhiều năm, thậm chí cả khi tôi học đại học, bố vẫn thường
gọi tôi đến giúp vào lúc 11h đêm vì quá bận.
Một ngày, khi tôi vừa đi học về thì bố gọi. Nhìn thấy số điện thoại của
bố, tôi rên lên, biết rằng nửa ngày tự do của mình sẽ bị "tận dụng". Tôi
nghe bố nói:
- Con có thể đến tiệm ăn và mang cho bố một cái sơmi trắng được không?
Thật nhanh nhé!
Bố đặt máy. Tôi vội vã rời khỏi nhà. Tôi tìm thấy bố ở phòng thay quần
áo, rất xanh xao, một vết máu đỏ sẫm trên ngực áo. Bố ho ra máu.
- Bố nghỉ đi! - Tôi cuống lên, tự mặc chiếc sơmi vào và gọi cho mẹ, sau
đó thay bố phục vụ cả tiệm ăn. Mẹ đến, và phải thật sự "lôi" bố lên xe
cấp cứu.
Đêm khuya, khi xong việc, tôi vào viện thăm bố, người vẫn còn đầy mùi
thức ăn. Các bác sĩ đã cứu sống bố. Nhưng bố rất yếu, nằm lịm.
Tôi không thể tin được một người đã từng dạy tôi bơi khắp vịnh Coney giờ
đây lại mong manh đến thế. Các bác sĩ nói rằng mạch bố tôi rất yếu.
Nhưng ngay khi tôi đến cạnh giường, bố tôi mở mắt, và hơi gật đầu. Tôi
cúi xuống, hôn lên trán bố.
- Con yêu bố, con đã làm tốt việc ở tiệm ăn, các vị khách rất hài
lòng...
Tôi nói thầm với bố như vậy, và hôn lên trán bố lần nữa. Đó là lúc tôi
nghe một tiếng kêu rất nhỏ, rồi một tiếng nữa. Những âm thanh đó phát ra
từ chiếc máy gắn vào người bố, và màn hình cho thấy những đường thẳng
nhô lên cao hơn, cao hơn như những ngọn núi nhấp nhô.
Đó là tiếng mạch của bố đập mạnh trở lại..