Nhằm tháo gỡ khó khăn cho nuôi tôm, mới đây, Tổng cục Thủy sản đã có công văn đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.
Nuôi tôm ở ĐBSCL - Ảnh: Máy Cày
Theo đó, để bảo đảm triển khai kế hoạch sản xuất tôm nước lợ hiệu quả, các biện pháp thực hiện bao gồm, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi; chủ động quan trắc cảnh báo môi trường; cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi; hướng dẫn lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; ương gieo giống trước khi thả nuôi thương phẩm. Người nuôi chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (vào sáng sớm hoặc chiều mát); Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ chân trắng 40 - 60 con/m2, tôm sú 10 - 15 con/m2). Đối với vùng có độ mặn cao hơn 25‰, cần bổ sung nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả giống. Đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước để đảm bảo sức khỏe tôm nuôi và giữ môi trường bền vững…
Nuôi tôm ở ĐBSCL - Ảnh: Máy Cày
Theo đó, để bảo đảm triển khai kế hoạch sản xuất tôm nước lợ hiệu quả, các biện pháp thực hiện bao gồm, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi; chủ động quan trắc cảnh báo môi trường; cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi; hướng dẫn lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; ương gieo giống trước khi thả nuôi thương phẩm. Người nuôi chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (vào sáng sớm hoặc chiều mát); Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ chân trắng 40 - 60 con/m2, tôm sú 10 - 15 con/m2). Đối với vùng có độ mặn cao hơn 25‰, cần bổ sung nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả giống. Đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước để đảm bảo sức khỏe tôm nuôi và giữ môi trường bền vững…
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn