“Khi lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu, có được kết quả nhanh nhất cũng phải mất 36 giờ. Trong thời gian chờ kết quả thì heo đã được tiêu thụ hết”, Trưởng phòng Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết.
Trao đổi với PV, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, mới đây nhận được tin báo của dân qua đường dây nóng, lực lượng vừa qua, kiểm tra đột xuất 2 cơ sở giết mổ gia súc là Út Hảo và Tân Bình trên địa bàn tỉnh Bình Dương, lực lượng chức năng phát hiện lợn đưa vào giết mổ có sử dụng chất cấm Salbutamol.
Qua kết quả kiểm tra, heo chứa chất cấm Salbutamol vượt ngưỡng 431 lần (ngưỡng cho phép là 2ppb).
Với những lô heo trên, Thanh tra Bộ đã giao cho sở NN&PTNT, Chi cục Thú y Bình Dương ra quyết định xử phạt, truy xuất nguồn gốc từ người nuôi heo.
Tuy nhiên ông Dũng cũng cho biết, việc tiêu hủy heo rất khó vì chưa có quy định giữ thịt heo để chờ kết quả kiểm tra.
Mặt khác, với công nghệ hiện nay, khi lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu, có được kết quả nhanh nhất cũng phải mất 36 giờ. Trong thời gian chờ kết quả thì heo đã được tiêu thụ hết. Điều đó có nghĩa chưa có lô thịt heo nào chứa chất cấm bị tiêu hủy.
Chính vì những khó khăn trên mà hiện nay các cơ quan chức năng mới chỉ có thể xử lý hành vi, truy xuất nguồn gốc heo chứa chất cấm chứ chưa thể tiêu hủy heo.
Vậy tại sao chúng ta không lưu giữ lô thịt heo trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm? Trả lời vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng cho biết, với những mặt hàng tươi sống như vậy phải được bảo quản trong kho lạnh – 18 độ C.
Bên cạnh đó, nếu kết quả phân tích cho thấy thịt nhiễm chất cấm vượt ngưỡng thì cơ quan chức năng dễ dàng xử lý nhưng nếu kết quả âm tính thì rất phức tạp, thậm chí cơ quan chức năng có thể bị kiện, phải đền bù thiệt hại cho chủ hàng.
“Chúng tôi cũng đề xuất tiêu hủy heo nhưng thực tế rất khó. Đối với mặt hàng tươi sống, chúng ta không có nhà lạnh để bảo quản. Vì thế, khi mẫu phân tích dương tính chất cấm thì thịt heo cũng đã tiêu thụ hết”, ông Dũng cho biết.
Theo Trưởng phòng Thanh tra bộ NN&PTNT, Salbutamol không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Chất cấm này tồn dư trong thịt, trong xương sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.
Còn tại cơ sở chăn nuôi, nếu như phát hiện trong nước tiểu heo dương tính với chất cấm thì cơ quan chức năng sẽ lưu giữ toàn bộ heo sống và tiếp tục phân tích định lượng. Sau 7 ngày, nếu kết quả kiểm tra heo âm tính với chất cấm thì cơ quan chức năng cho phép được giết mổ heo.
Theo ông Dũng để xử lý triệt để việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chuyên ngành, chính quyền địa phương…vì hiện nay truy xuất nguồn gốc cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như Đồng Nai, có 14 chủ trang trại sử dụng chất cấm nhưng chỉ có 2 chủ trang trại nhận có dùng chất cấm, còn lại "không biết vì sao".
“Chúng tôi muốn làm bật vấn đề, tại sao địa phương lại để tình trạng như thế? Tại sao vào cuộc quyết liệt nhưng không có giải pháp quyết liệt”, Trưởng phòng Thanh tra nhấn mạnh.
Trao đổi với PV, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, mới đây nhận được tin báo của dân qua đường dây nóng, lực lượng vừa qua, kiểm tra đột xuất 2 cơ sở giết mổ gia súc là Út Hảo và Tân Bình trên địa bàn tỉnh Bình Dương, lực lượng chức năng phát hiện lợn đưa vào giết mổ có sử dụng chất cấm Salbutamol.
Qua kết quả kiểm tra, heo chứa chất cấm Salbutamol vượt ngưỡng 431 lần (ngưỡng cho phép là 2ppb).
Với những lô heo trên, Thanh tra Bộ đã giao cho sở NN&PTNT, Chi cục Thú y Bình Dương ra quyết định xử phạt, truy xuất nguồn gốc từ người nuôi heo.
Tuy nhiên ông Dũng cũng cho biết, việc tiêu hủy heo rất khó vì chưa có quy định giữ thịt heo để chờ kết quả kiểm tra.
Mặt khác, với công nghệ hiện nay, khi lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu, có được kết quả nhanh nhất cũng phải mất 36 giờ. Trong thời gian chờ kết quả thì heo đã được tiêu thụ hết. Điều đó có nghĩa chưa có lô thịt heo nào chứa chất cấm bị tiêu hủy.
Chính vì những khó khăn trên mà hiện nay các cơ quan chức năng mới chỉ có thể xử lý hành vi, truy xuất nguồn gốc heo chứa chất cấm chứ chưa thể tiêu hủy heo.
Vậy tại sao chúng ta không lưu giữ lô thịt heo trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm? Trả lời vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng cho biết, với những mặt hàng tươi sống như vậy phải được bảo quản trong kho lạnh – 18 độ C.
Bên cạnh đó, nếu kết quả phân tích cho thấy thịt nhiễm chất cấm vượt ngưỡng thì cơ quan chức năng dễ dàng xử lý nhưng nếu kết quả âm tính thì rất phức tạp, thậm chí cơ quan chức năng có thể bị kiện, phải đền bù thiệt hại cho chủ hàng.
“Chúng tôi cũng đề xuất tiêu hủy heo nhưng thực tế rất khó. Đối với mặt hàng tươi sống, chúng ta không có nhà lạnh để bảo quản. Vì thế, khi mẫu phân tích dương tính chất cấm thì thịt heo cũng đã tiêu thụ hết”, ông Dũng cho biết.
Theo Trưởng phòng Thanh tra bộ NN&PTNT, Salbutamol không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Chất cấm này tồn dư trong thịt, trong xương sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.
Còn tại cơ sở chăn nuôi, nếu như phát hiện trong nước tiểu heo dương tính với chất cấm thì cơ quan chức năng sẽ lưu giữ toàn bộ heo sống và tiếp tục phân tích định lượng. Sau 7 ngày, nếu kết quả kiểm tra heo âm tính với chất cấm thì cơ quan chức năng cho phép được giết mổ heo.
Theo ông Dũng để xử lý triệt để việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chuyên ngành, chính quyền địa phương…vì hiện nay truy xuất nguồn gốc cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như Đồng Nai, có 14 chủ trang trại sử dụng chất cấm nhưng chỉ có 2 chủ trang trại nhận có dùng chất cấm, còn lại "không biết vì sao".
“Chúng tôi muốn làm bật vấn đề, tại sao địa phương lại để tình trạng như thế? Tại sao vào cuộc quyết liệt nhưng không có giải pháp quyết liệt”, Trưởng phòng Thanh tra nhấn mạnh.