Dù đã có văn bản quy định về đạo đức nhà giáo, nhưng ngành giáo dục vẫn muốn đưa nội dung này vào luật bởi "hiệu lực mạnh hơn". Đạo đức nhà giáo cũng là một nội dung của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, theo "chuẩn" đang thí điểm ở bậc THPT, 100% giáo viên đều đạt mức tối thiểu là khá.
Đây là những thông tin đưa ra tại hội thảo "Đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc xây dựng Luật Nhà giáo" diễn ra tại Hà Nội ngày 28/4.
Một giờ học của thầy và trò Trường tiểu học Cát Linh, HN. Ảnh: Bảo Anh
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, nhận xét, để tạo ra nhân cách người học thì trước hết, người thầy phải biết thuyết phục HS bằng chính nhân cách của mình.
Ngoài ra, luật cần xác định tính chuyên nghiệp của nhà giáo để hạn chế lao động tản mạn tự do của nhà giáo hiện nay.
Ngành giáo dục đã có văn bản quy định về đạo đức nhà giáo, nhưng ban soạn thảo muốn đưa cả yếu tố này vào luật bởi "hiệu lực của luật mạnh hơn".
"Tuy nhiên, đưa vào nội dung gì thì đang bàn", Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng cho hay.
Trước đây, chưa có "chuẩn nghề nghiệp" nên việc đánh giá giáo viên còn chưa đề cập đến phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của nhà giáo; những yêu cầu về năng lực với người thầy, năng lực phát triển nghề nghiệp, ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng bổ sung.
Thí điểm chuẩn: Tối thiểu đạt loại khá
Hiện nay, Bộ GD - ĐT đang thí điểm xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
Khi đưa "chuẩn" vào thí điểm lại gặp phải khá nhiều vấp váp.
Ti Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), căn cứ theo bộ chuẩn, giáo viên tự đánh giá, sau đó đến tổ chuyên môn và cuối cùng là hiệu trưởng.
"Do định lượng chưa rõ ràng nên với cách đánh giá này 100% giáo viên đạt khá (65 điểm trở lên). Hiệu trưởng cũng không tự hạ thấp xuống được" - Hiệu trưởng Đặng Đình Đại nhận xét.
Sau đó, trường tự quy ra định lượng như: dựa vào kết quả HS, lấy số HS đạt trung bình trở lên của lớp, môn đó xem giáo viên đạt được đến đâu.
Đồng thời, phát phiếu khuyết danh đến từng HS để lấy ý kiến. Nhà trường sẽ công khai kết quả trước 2.100 HS.
Ngoài những phần tự đánh giá, giáo viên nào chỉ số tín nhiệm thấp sẽ buộc phải hạ bậc.
Ông Đại nói thêm, cách làm này phân loại được giáo viên khá, giỏi, đạt và chưa đạt. Còn theo như cách của Bộ thì không có giáo viên không đạt, mà đều từ khá trở lên.
**************************************
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: ’Xây chuẩn đạo đức hiệu trưởng còn khó hơn giáo viên"
Chuẩn nghề nghiệp của GV phải do chính các nhà giáo xây dựng. Chuẩn được áp dụng ở mọi cấp học, mọi trình độ nhưng chủ yếu ở bậc giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, khi GV có đủ điều kiện (đạt nhiều chuẩn) làm nghề dạy học sẽ được cơ quan chức năng (Bộ GD&ĐT hay trường đại học, tổ chức xã hội) cấp chứng chỉ nhà giáo. Chứng chỉ này sẽ là cơ sở để nâng lương cho chính GV đó.
Thế nhưng , trong Luật Nhà giáo, ý tưởng luật hóa một cách tương đối chi tiết về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tuy đáng hoan nghênh nhưng sẽ khó được chấp thuận. Bởi vì xuất phát từ thực tế, chỉ nên có một quy định khung về chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo.
Xây dựng đạo đức và chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng còn khó khăn hơn nhiều so với chuẩn nghề nghiệp GV. Đó là vì nó phải trả lời được các câu hỏi lựa chọn về vai trò mà người ta mong đợi ở một ông hiệu trưởng: Là nhà lãnh đạo? Là nhà quản lý hành chính? Quản lý doanh nghiệp hay tổng hòa của những vai trò đó?
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Đây là những thông tin đưa ra tại hội thảo "Đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc xây dựng Luật Nhà giáo" diễn ra tại Hà Nội ngày 28/4.
Một giờ học của thầy và trò Trường tiểu học Cát Linh, HN. Ảnh: Bảo Anh
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, nhận xét, để tạo ra nhân cách người học thì trước hết, người thầy phải biết thuyết phục HS bằng chính nhân cách của mình.
Ngoài ra, luật cần xác định tính chuyên nghiệp của nhà giáo để hạn chế lao động tản mạn tự do của nhà giáo hiện nay.
Ngành giáo dục đã có văn bản quy định về đạo đức nhà giáo, nhưng ban soạn thảo muốn đưa cả yếu tố này vào luật bởi "hiệu lực của luật mạnh hơn".
"Tuy nhiên, đưa vào nội dung gì thì đang bàn", Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng cho hay.
Trước đây, chưa có "chuẩn nghề nghiệp" nên việc đánh giá giáo viên còn chưa đề cập đến phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của nhà giáo; những yêu cầu về năng lực với người thầy, năng lực phát triển nghề nghiệp, ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng bổ sung.
Thí điểm chuẩn: Tối thiểu đạt loại khá
Hiện nay, Bộ GD - ĐT đang thí điểm xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
Khi đưa "chuẩn" vào thí điểm lại gặp phải khá nhiều vấp váp.
Ti Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), căn cứ theo bộ chuẩn, giáo viên tự đánh giá, sau đó đến tổ chuyên môn và cuối cùng là hiệu trưởng.
"Do định lượng chưa rõ ràng nên với cách đánh giá này 100% giáo viên đạt khá (65 điểm trở lên). Hiệu trưởng cũng không tự hạ thấp xuống được" - Hiệu trưởng Đặng Đình Đại nhận xét.
Sau đó, trường tự quy ra định lượng như: dựa vào kết quả HS, lấy số HS đạt trung bình trở lên của lớp, môn đó xem giáo viên đạt được đến đâu.
Đồng thời, phát phiếu khuyết danh đến từng HS để lấy ý kiến. Nhà trường sẽ công khai kết quả trước 2.100 HS.
Ngoài những phần tự đánh giá, giáo viên nào chỉ số tín nhiệm thấp sẽ buộc phải hạ bậc.
Ông Đại nói thêm, cách làm này phân loại được giáo viên khá, giỏi, đạt và chưa đạt. Còn theo như cách của Bộ thì không có giáo viên không đạt, mà đều từ khá trở lên.
**************************************
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: ’Xây chuẩn đạo đức hiệu trưởng còn khó hơn giáo viên"
Chuẩn nghề nghiệp của GV phải do chính các nhà giáo xây dựng. Chuẩn được áp dụng ở mọi cấp học, mọi trình độ nhưng chủ yếu ở bậc giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, khi GV có đủ điều kiện (đạt nhiều chuẩn) làm nghề dạy học sẽ được cơ quan chức năng (Bộ GD&ĐT hay trường đại học, tổ chức xã hội) cấp chứng chỉ nhà giáo. Chứng chỉ này sẽ là cơ sở để nâng lương cho chính GV đó.
Thế nhưng , trong Luật Nhà giáo, ý tưởng luật hóa một cách tương đối chi tiết về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tuy đáng hoan nghênh nhưng sẽ khó được chấp thuận. Bởi vì xuất phát từ thực tế, chỉ nên có một quy định khung về chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo.
Xây dựng đạo đức và chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng còn khó khăn hơn nhiều so với chuẩn nghề nghiệp GV. Đó là vì nó phải trả lời được các câu hỏi lựa chọn về vai trò mà người ta mong đợi ở một ông hiệu trưởng: Là nhà lãnh đạo? Là nhà quản lý hành chính? Quản lý doanh nghiệp hay tổng hòa của những vai trò đó?
(Theo Pháp luật TP.HCM)