Hiện nay, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vẫn là thị trường kinh doanh tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Trên
cơ sở không thuế: không thuế thu nhập doanh nghiệp, không thuế VAT,
thuế nhập khẩu cao nhất khoảng 5%... thậm chí một số mặt hàng được miễn
thuế nhập khẩu hoàn toàn… UAE tạo giải pháp cho những doanh nghiệp muốn
mở hướng.
Mặc
dù, 90% diện tích bị bao phủ bởi sa mạc nhưng Các tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất không hề “cằn cỗi”. Hiện nay, đất nước này được đánh giá là
một trong những nền kinh tế “mở”, xa hoa nhất trên thế giới. Nhu cầu
thủy sản tại đây ngày càng lớn.
Nếu
năm 2003 - 2004, UAE chỉ nhập khẩu trên 600 tấn thủy sản từ Việt Nam
thì đến năm 2005, khối lượng này đã tăng gấp đôi. Con số này tăng liên
tục: 4.500 tấn (năm 2006), 9.700 tấn (2007), 10,8 nghìn tấn (năm 2008),
chững lại năm 2009 với khối lượng 6.400 tấn.
7
tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UAE tăng 41,6% về
khối lượng và 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay,
cả nước có khoảng 68 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường
này.
Theo
báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2010, UAE
nhập khẩu hơn 9.100 tấn thủy sản với tổng trị giá xấp xỉ 21,5 triệu
USD, trong đó, cá tra có khối lượng nhập khẩu lớn nhất: 8.622 tấn.
Ngoài ra, UAE cũng nhập tôm sú sống, tươi, đông lạnh (thuộc mã 03), tôm
sú chế biến khác, cua ghẹ và động vật giáp xác khác chế biến, cá ngừ
đóng hộp (thuộc mã 16), tôm chân trắng sống, tươi, đông lạnh, mực sống,
tươi, đông lạnh (thuộc mã 03), nhuyễn thể chế biến (trừ mực và bạch
tuộc) thuộc mã 160590…
Cho đến nay, khu vực nông nghiệp của UAE chiếm tỷ lệ rất nhỏ GDP phi dầu lửa. Do đó, nhu cầu thủy sản tại đây tương đối cao.
Một số nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, hiện nay, hàng thủy sản nhập khẩu vào UAE vẫn được miễn thuế. Từ Dubai, phần lớn
hàng nhập khẩu được tái xuất sang những nước khác và những công ty làm
việc tại UAE được xem như làm việc ở hầu hết các thị trường của khu vực
Trung Đông. Hầu hết những ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại
quốc gia này.
Hiện
nay, thủy sản trong nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu khu vực. Do
đó, nhập khẩu thủy sản vào UAE liên tục tăng, chủ yếu từ các nước: Ấn
Độ, Iran, Pakixtan, thực phẩm tươi sống từ Việt Nam, Thái Lan… Cho đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có được chỗ đứng tại thị trường nhập khẩu rộng lớn này.
Chính
sách thương mại cởi mở, kiểm soát hàng đơn giản. Chỉ cần người nhập
khẩu chính thức có giấy phép nhập khẩu tại nước sở tại, họ tự kiểm định
và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và không áp đặt nặng nề các
tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng giá xuất khẩu tại đây vẫn chỉ ở mức trung
bình. Thậm chí nhiều nhà nhập khẩu vẫn thanh toán chậm và chưa rõ ràng.
Tuy
nhiên, một số doanh nghiệp khác vẫn cho rằng, tại thời điểm các thị
trường nhập khẩu lớn gặp khó, UAE là sự chuyển hướng tích cực cho doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam nhất là sản phẩm cỡ nhỏ, cỡ lớn với giá cả
chấp nhận được.
Trên
cơ sở không thuế: không thuế thu nhập doanh nghiệp, không thuế VAT,
thuế nhập khẩu cao nhất khoảng 5%... thậm chí một số mặt hàng được miễn
thuế nhập khẩu hoàn toàn… UAE tạo giải pháp cho những doanh nghiệp muốn
mở hướng.
Mặc
dù, 90% diện tích bị bao phủ bởi sa mạc nhưng Các tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất không hề “cằn cỗi”. Hiện nay, đất nước này được đánh giá là
một trong những nền kinh tế “mở”, xa hoa nhất trên thế giới. Nhu cầu
thủy sản tại đây ngày càng lớn.
Nếu
năm 2003 - 2004, UAE chỉ nhập khẩu trên 600 tấn thủy sản từ Việt Nam
thì đến năm 2005, khối lượng này đã tăng gấp đôi. Con số này tăng liên
tục: 4.500 tấn (năm 2006), 9.700 tấn (2007), 10,8 nghìn tấn (năm 2008),
chững lại năm 2009 với khối lượng 6.400 tấn.
7
tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UAE tăng 41,6% về
khối lượng và 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay,
cả nước có khoảng 68 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường
này.
Theo
báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2010, UAE
nhập khẩu hơn 9.100 tấn thủy sản với tổng trị giá xấp xỉ 21,5 triệu
USD, trong đó, cá tra có khối lượng nhập khẩu lớn nhất: 8.622 tấn.
Ngoài ra, UAE cũng nhập tôm sú sống, tươi, đông lạnh (thuộc mã 03), tôm
sú chế biến khác, cua ghẹ và động vật giáp xác khác chế biến, cá ngừ
đóng hộp (thuộc mã 16), tôm chân trắng sống, tươi, đông lạnh, mực sống,
tươi, đông lạnh (thuộc mã 03), nhuyễn thể chế biến (trừ mực và bạch
tuộc) thuộc mã 160590…
Cho đến nay, khu vực nông nghiệp của UAE chiếm tỷ lệ rất nhỏ GDP phi dầu lửa. Do đó, nhu cầu thủy sản tại đây tương đối cao.
Một số nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, hiện nay, hàng thủy sản nhập khẩu vào UAE vẫn được miễn thuế. Từ Dubai, phần lớn
hàng nhập khẩu được tái xuất sang những nước khác và những công ty làm
việc tại UAE được xem như làm việc ở hầu hết các thị trường của khu vực
Trung Đông. Hầu hết những ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại
quốc gia này.
Hiện
nay, thủy sản trong nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu khu vực. Do
đó, nhập khẩu thủy sản vào UAE liên tục tăng, chủ yếu từ các nước: Ấn
Độ, Iran, Pakixtan, thực phẩm tươi sống từ Việt Nam, Thái Lan… Cho đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có được chỗ đứng tại thị trường nhập khẩu rộng lớn này.
Chính
sách thương mại cởi mở, kiểm soát hàng đơn giản. Chỉ cần người nhập
khẩu chính thức có giấy phép nhập khẩu tại nước sở tại, họ tự kiểm định
và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và không áp đặt nặng nề các
tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng giá xuất khẩu tại đây vẫn chỉ ở mức trung
bình. Thậm chí nhiều nhà nhập khẩu vẫn thanh toán chậm và chưa rõ ràng.
Tuy
nhiên, một số doanh nghiệp khác vẫn cho rằng, tại thời điểm các thị
trường nhập khẩu lớn gặp khó, UAE là sự chuyển hướng tích cực cho doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam nhất là sản phẩm cỡ nhỏ, cỡ lớn với giá cả
chấp nhận được.
Nguồn:vasep.com.vn