Dù có nhiều biến động, sản lượng cá tra cả năm 2010 vẫn đạt hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2010 đạt 1,3 tỉ USD.
Những đánh giá trên được nêu ra tại hội nghị “Tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2010 và kế hoạch năm 2011 ở ĐBSCL” do Bộ NN - PTNT tổ chức tại TP Cần Thơ vào ngày 18/1.
Khó khăn bao vây
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2010, tổng diện tích nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 5.400 ha, năng suất trung bình đạt 261,2 tấn/ha/vụ. Những tháng đầu năm, do hiện tượng cá gối vụ của năm 2009 tương đối nhiều nên nguồn cung cấp dồi dào khiến giá thu mua cá nguyên liệu thấp: Từ 14.500 - 16.200 đồng/kg.
Ông Vũ Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Người nuôi cá tra nhỏ lẻ không có lãi nên một số hộ đã “treo” ao hoặc nuôi cầm chừng chờ giá tăng. Do vậy, những tháng cuối năm 2010, xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu, dẫn đến giá cá nguyên liệu tăng lên từ 21.000 - 23.500 đồng/kg”.
Thời điểm này, người nuôi rất cần vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi của Chính phủ để đầu tư nuôi trở lại nhưng do tài sản đã thế chấp ngân hàng nên không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn này, từ đó dẫn đến hiện tượng “treo” ao tập trung ở các hộ nuôi nhỏ lẻ, phổ biến ở một số địa phương. Dự kiến từ nay đến tháng 9-2011, sản lượng nguyên liệu cá tra sẽ tiếp tục thiếu hụt.
Tăng cường quảng bá cá tra
Cũng trong năm qua, cá tra VN gặp nhiều rào cản từ các thị trường tiêu thụ như Mỹ áp thuế chống bán phá giá, Brazil tăng thuế cá tra nhập khẩu, bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa vào danh sách đỏ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, cho rằng: “Những điều này cho thấy khâu quảng bá, xây dựng hình ảnh cá tra của các doanh nghiệp, các ban, ngành liên quan chưa tốt. Có quá ít phương tiện thông tin việc VN sản xuất con cá tra như thế nào để thị trường thế giới biết đến”.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu riêng mà chưa quan tâm đến thương hiệu chung của cá tra VN, thậm chí tranh giành thị trường bằng nhiều trò không lành mạnh... “Đã đến lúc chúng ta cần tăng cường quảng bá hình ảnh cá tra VN ra thị trường quốc tế thông qua các kênh thông tấn lớn. Đồng thời, cần thực hiện quy chuẩn nuôi VietGAP nhằm tiếp cận các tiêu chuẩn của quốc tế để đưa cá tra phát triển bền vững” - ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đề nghị.
Giá bán cá tra vào EU tăng
Dự kiến cả năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỉ USD, khối lượng xuất khẩu đạt 645.000 tấn. EU là thị trường nhập khẩu cá tra VN lớn nhất; tiếp đến là Mỹ, Mexico, Nga. Ông Nguyễn Hữu Dũng dự báo: “Trong năm 2011, nước ta chỉ sản xuất khoảng 1 triệu tấn cá nguyên liệu, tương đương từ 360.000 - 380.000 tấn phi lê, giảm 40% so với năm 2010. Tuy nhiên, trước công bố này, thị trường Châu Âu chấp nhận ngay việc tăng giá”.
Những đánh giá trên được nêu ra tại hội nghị “Tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2010 và kế hoạch năm 2011 ở ĐBSCL” do Bộ NN - PTNT tổ chức tại TP Cần Thơ vào ngày 18/1.
Khó khăn bao vây
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2010, tổng diện tích nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 5.400 ha, năng suất trung bình đạt 261,2 tấn/ha/vụ. Những tháng đầu năm, do hiện tượng cá gối vụ của năm 2009 tương đối nhiều nên nguồn cung cấp dồi dào khiến giá thu mua cá nguyên liệu thấp: Từ 14.500 - 16.200 đồng/kg.
Ông Vũ Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Người nuôi cá tra nhỏ lẻ không có lãi nên một số hộ đã “treo” ao hoặc nuôi cầm chừng chờ giá tăng. Do vậy, những tháng cuối năm 2010, xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu, dẫn đến giá cá nguyên liệu tăng lên từ 21.000 - 23.500 đồng/kg”.
Thời điểm này, người nuôi rất cần vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi của Chính phủ để đầu tư nuôi trở lại nhưng do tài sản đã thế chấp ngân hàng nên không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn này, từ đó dẫn đến hiện tượng “treo” ao tập trung ở các hộ nuôi nhỏ lẻ, phổ biến ở một số địa phương. Dự kiến từ nay đến tháng 9-2011, sản lượng nguyên liệu cá tra sẽ tiếp tục thiếu hụt.
Tăng cường quảng bá cá tra
Cũng trong năm qua, cá tra VN gặp nhiều rào cản từ các thị trường tiêu thụ như Mỹ áp thuế chống bán phá giá, Brazil tăng thuế cá tra nhập khẩu, bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa vào danh sách đỏ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, cho rằng: “Những điều này cho thấy khâu quảng bá, xây dựng hình ảnh cá tra của các doanh nghiệp, các ban, ngành liên quan chưa tốt. Có quá ít phương tiện thông tin việc VN sản xuất con cá tra như thế nào để thị trường thế giới biết đến”.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu riêng mà chưa quan tâm đến thương hiệu chung của cá tra VN, thậm chí tranh giành thị trường bằng nhiều trò không lành mạnh... “Đã đến lúc chúng ta cần tăng cường quảng bá hình ảnh cá tra VN ra thị trường quốc tế thông qua các kênh thông tấn lớn. Đồng thời, cần thực hiện quy chuẩn nuôi VietGAP nhằm tiếp cận các tiêu chuẩn của quốc tế để đưa cá tra phát triển bền vững” - ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đề nghị.
Giá bán cá tra vào EU tăng
Dự kiến cả năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỉ USD, khối lượng xuất khẩu đạt 645.000 tấn. EU là thị trường nhập khẩu cá tra VN lớn nhất; tiếp đến là Mỹ, Mexico, Nga. Ông Nguyễn Hữu Dũng dự báo: “Trong năm 2011, nước ta chỉ sản xuất khoảng 1 triệu tấn cá nguyên liệu, tương đương từ 360.000 - 380.000 tấn phi lê, giảm 40% so với năm 2010. Tuy nhiên, trước công bố này, thị trường Châu Âu chấp nhận ngay việc tăng giá”.