Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất
khẩu thủy sản năm 2011 có
thể đạt 5,3 tỷ USD, sau
khi tăng tốc vào cuối năm
ngoái và thu về trên 5
tỷ USD, mức cao nhất từ
trước đến nay. Các nhà xuất
khẩu thủy sản tiếp tục kỳ
vọng vào nhiều yếu tố hỗ
trợ như tỷ giá, thị trường.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, thủy sản
Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thế giới, được coi như một nguồn cung cấp
khá ổn định nhờ các yếu tố chính trị xã hội ổn định, doanh nghiệp xuất khẩu
ngày càng am hiểu và định hình tốt nhu cầu thị trường.
“Bên cạnh đó thì tỷ giá tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho xuất
khẩu như trong năm 2010.” ông nói.
Về thị trường, theo ông Hòe, bên cạnh các thị trường truyền
thống như Mỹ, Nhật, EU có xu hướng giữ vững nhu cầu tiêu thụ thì thủy sản Việt
Nam còn có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn như Hàn
Quốc và Trung Quốc. Thị trường Hàn Quốc, một trong những nước có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực, đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục
vụ tiêu dùng.
Đặc biệt là Trung Quốc, theo ông Hòe, nước láng giềng Việt
Nam đang chuyển hướng từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu cho chế biến. Bên cạnh
đó, chính sách thương mại song phương đang ngày một cải thiện cũng sẽ góp phần
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Trong năm 2010
kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc tăng mạnh
lần lượt 28,3% và 22,2% so với năm 2009 và xu hướng này sẽ tiếp tục giữ qua năm
2011.
Người đại diện VASEP cho biết trong các năm tới sẽ xây dựng
chiến lược dài hạn cho hai thị trường này như thị trường điểm, nhiều tiềm năng
và khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu thâm nhập và xác định chiến lược phát
triển lâu dài.
“Tôm và cá tra là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Trong khi sản lượng cá tra dự báo năm 2011 chỉ đạt khoảng 800,000 tấn và mang
về khoảng 1 tỷ USD, giảm khoảng 28% so với kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ trong năm
2010 thì tôm sẽ đóng vai trò đầu tàu, với nguồn cung cấp tôm chân trắng, tôm sú
đều ổn định, giá xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục đi lên đứng trước nhu cầu tăng
của các nước Mỹ, EU cho đến các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Do vậy xuất khẩu tôm có thể đạt 2,2 tỷ USD trong năm nay.” ông Hòe cho biết.
Đứng trước nhiều yếu tố thuận lợi thế nhưng ông cũng cảnh
báo nếu Việt Nam không làm tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nổi bật là vấn
đề hóa chất kháng sinh tồn dư trong thủy sản, thì sẽ tiếp tục gặp khó với cơ
quan kiểm dịch và dư luận tại nhiều nước trên thế giới.
vasep.com.vn
Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất
khẩu thủy sản năm 2011 có
thể đạt 5,3 tỷ USD, sau
khi tăng tốc vào cuối năm
ngoái và thu về trên 5
tỷ USD, mức cao nhất từ
trước đến nay. Các nhà xuất
khẩu thủy sản tiếp tục kỳ
vọng vào nhiều yếu tố hỗ
trợ như tỷ giá, thị trường.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, thủy sản
Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thế giới, được coi như một nguồn cung cấp
khá ổn định nhờ các yếu tố chính trị xã hội ổn định, doanh nghiệp xuất khẩu
ngày càng am hiểu và định hình tốt nhu cầu thị trường.
“Bên cạnh đó thì tỷ giá tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho xuất
khẩu như trong năm 2010.” ông nói.
Về thị trường, theo ông Hòe, bên cạnh các thị trường truyền
thống như Mỹ, Nhật, EU có xu hướng giữ vững nhu cầu tiêu thụ thì thủy sản Việt
Nam còn có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn như Hàn
Quốc và Trung Quốc. Thị trường Hàn Quốc, một trong những nước có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực, đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục
vụ tiêu dùng.
Đặc biệt là Trung Quốc, theo ông Hòe, nước láng giềng Việt
Nam đang chuyển hướng từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu cho chế biến. Bên cạnh
đó, chính sách thương mại song phương đang ngày một cải thiện cũng sẽ góp phần
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Trong năm 2010
kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc tăng mạnh
lần lượt 28,3% và 22,2% so với năm 2009 và xu hướng này sẽ tiếp tục giữ qua năm
2011.
Người đại diện VASEP cho biết trong các năm tới sẽ xây dựng
chiến lược dài hạn cho hai thị trường này như thị trường điểm, nhiều tiềm năng
và khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu thâm nhập và xác định chiến lược phát
triển lâu dài.
“Tôm và cá tra là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Trong khi sản lượng cá tra dự báo năm 2011 chỉ đạt khoảng 800,000 tấn và mang
về khoảng 1 tỷ USD, giảm khoảng 28% so với kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ trong năm
2010 thì tôm sẽ đóng vai trò đầu tàu, với nguồn cung cấp tôm chân trắng, tôm sú
đều ổn định, giá xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục đi lên đứng trước nhu cầu tăng
của các nước Mỹ, EU cho đến các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Do vậy xuất khẩu tôm có thể đạt 2,2 tỷ USD trong năm nay.” ông Hòe cho biết.
Đứng trước nhiều yếu tố thuận lợi thế nhưng ông cũng cảnh
báo nếu Việt Nam không làm tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nổi bật là vấn
đề hóa chất kháng sinh tồn dư trong thủy sản, thì sẽ tiếp tục gặp khó với cơ
quan kiểm dịch và dư luận tại nhiều nước trên thế giới.
vasep.com.vn