Năm 2011, thủy sản được nhận định là một trong chín nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và theo chỉ tiêu đề ra của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ là 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2010. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, thật không dễ.
Nhận diện khó khăn
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản đề ra ở mức cao, với sản phẩm chủ lực vẫn là tôm và cá tra, nhưng cả hai mặt hàng này vẫn đang còn rất nhiều vướng mắc.
Năm 2011, thị trường tiêu thụ tôm của Việt Nam đã vươn tới 90 nước, trong đó 3 thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU. Nhưng 2 trong số 3 thị trường chính chúng ta đều gặp trở ngại. Hiện, Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh và đứng thứ 5 về khối lượng các sản phẩm tôm tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, những vướng mắc trong vụ việc Nhật Bản phát hiện dư lượng Trifluralin trong lô hàng tôm Việt Nam nhập khẩu đã trở thành trở ngại lớn của xuất khẩu tôm vào thị trường này. Tại thị trường Mỹ, đầu tháng 12/2010, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vẫn quyết định áp thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh Việt Nam trong 5 năm nữa, ở mức từ 4,3-5,24% và cao nhất là 25,76%.
Đối với cá tra, theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, việc tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp nhiều khó khăn, bởi hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng thị trường, thương hiệu riêng cho mình mà chưa quan tâm đến thương hiệu chung của cá tra Việt Nam. Các thị trường chính liên tục dựng hàng rào kỹ thuật đối với cá tra của Việt Nam.
Không những vậy, cuối năm 2010, Bộ Thương mại Mỹ quyết định nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên 130%, bắt đầu từ tháng 3/2011. Điều này có thể sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Hơn thế nữa, theo dự báo, sản lượng cá tra năm 2011 chỉ đạt khoảng 900.000 tấn, do vậy sẽ thiếu hụt lượng lớn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Và mặc dù giá cá đang ở mức cao, ngưỡng 24.000-25.000 đồng/kg, nhưng người dân chưa mạnh dạn nuôi lại, bởi sự bấp bênh, lên xuống thất thường của giá cả. Một khó khăn khác là cả doanh nghiệp lẫn người nuôi đang khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng do mức lãi suất quá cao.
Tuy nhiên, tất cả những khó khăn này đã được nhận diện, các cấp, ngành, doanh nghiệp và người nuôi đều đã có kế sách để “hóa giải”.
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Chính sách rộng cửa
Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành thủy sản như: Hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông dân nuôi trồng thủy sản; trở thành thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương; Triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU; Khởi kiện ra WTO về việc Mỹ áp dụng cách tính thuế chống bán phá giá tôm bất hợp lý đối với tôm của Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản dành cho chế biến... và mới đây là việc WWF ký biên bản thỏa thuận hợp tác, đưa cá tra Việt Nam trở thành loài thủy sản có chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu...
Cũng trong năm 2011, tiếp tục hoàn thiện Nghị định về cá tra, xây dựng các quy phạm thực hành nuôi (GAP). Tập trung tổ chức thực hiện các chính sách, chú trọng công tác quản lý tàu cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá. Tổng cục Thủy sản sẽ đăng ký xây dựng 2 văn bản trình Chính phủ và 8 Thông tư trình Bộ trưởng về nuôi trồng và khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, sẽ bám sát Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020, rà soát lại quy hoạch, xác định trọng tâm, trọng điểm. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Đẩy mạnh công tác tổ chức lực lượng sản xuất, củng cố, xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão đi vào hoạt động hiệu quả. Xác định các loài chủ lực quốc gia và các loài có lợi thế của địa phương để tập trung phát triển...
Thị trường rộng mở
Năm 2011, bên cạnh việc các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và EU được giữ vững và có xu hướng tăng trưởng thì Việt Nam còn có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước Đông Á có tiềm năng lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hàn Quốc, nước đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục vụ tiêu dùng, còn Trung Quốc đang chuyển hướng từ xuất khẩu sang nhập khẩu cho chế biến. Bên cạnh đó, chính sách thương mại song phương đang ngày một cải thiện cũng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Mặt khác, năm 2011, nhu cầu thủy sản thế giới tiếp tục tăng mạnh, trong khi nguồn cung thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước sụt giảm sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo nhận định của những người trong cuộc, thủy sản Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thế giới, được coi như một nguồn cung cấp khá ổn định nhờ các yếu tố chính trị xã hội ổn định, doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng am hiểu và định hình tốt nhu cầu thị trường.
Hưởng lợi từ tỷ giá
Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD, tăng gần 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +3% xuống +1%. Việc thay đổi này có lợi cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi thực tế cho thấy, các doanh nghiệp xuất hàng đi thu ngoại tệ về buộc phải đổi ra tiền VND để thanh toán (lương công nhân và các khoản chi phí đầu vào...). Trong khi các khoản chi phí này trong nước cũng đã tăng cao (nhưng tỷ giá không đổi), khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
Với các nhà xuất khẩu thủy sản, tỷ giá này có lợi và việc bán hàng sẽ được dễ dàng hơn, nhất là biên độ dao động 1% là một thuận lợi thay vì biên độ 3% như trước. Đồng thời, tỷ giá đồng USD tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.
Tuy nhiên, với lãi suất 16-18%, thậm chí là 20% như hiện nay, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì nhiều doanh nghiệp thủy sản phải nhập sản phẩm hoặc nguyên liệu chế biến thức ăn phục vụ vùng nguyên liệu hoặc kinh doanh với người nuôi. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp, nhưng chi phí nhập khẩu cho mặt hàng này sẽ tăng lên theo đà tăng của tỷ giá.
Năm 2010, các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã vươn đến 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với sự tham gia của 969 doanh nghiệp. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính như: tôm đạt giá trị 2,106 tỷ USD, tăng 42%; cá tra, basa 1,44 tỷ USD, tăng 28,4%; nhuyễn thể 488,8 triệu USD, tăng 9,7%; cá ngừ 293 triệu USD, tăng 5,8%… 10 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, giá trị đạt tới 3,420 tỷ USD, chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu và mức tăng trung bình từ 10-25% so với năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng cao nhất, khoảng 68%.
Thu Hồng-thuysanvietnam.com.vn
Nhận diện khó khăn
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản đề ra ở mức cao, với sản phẩm chủ lực vẫn là tôm và cá tra, nhưng cả hai mặt hàng này vẫn đang còn rất nhiều vướng mắc.
Năm 2011, thị trường tiêu thụ tôm của Việt Nam đã vươn tới 90 nước, trong đó 3 thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU. Nhưng 2 trong số 3 thị trường chính chúng ta đều gặp trở ngại. Hiện, Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh và đứng thứ 5 về khối lượng các sản phẩm tôm tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, những vướng mắc trong vụ việc Nhật Bản phát hiện dư lượng Trifluralin trong lô hàng tôm Việt Nam nhập khẩu đã trở thành trở ngại lớn của xuất khẩu tôm vào thị trường này. Tại thị trường Mỹ, đầu tháng 12/2010, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vẫn quyết định áp thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh Việt Nam trong 5 năm nữa, ở mức từ 4,3-5,24% và cao nhất là 25,76%.
Đối với cá tra, theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, việc tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp nhiều khó khăn, bởi hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng thị trường, thương hiệu riêng cho mình mà chưa quan tâm đến thương hiệu chung của cá tra Việt Nam. Các thị trường chính liên tục dựng hàng rào kỹ thuật đối với cá tra của Việt Nam.
Không những vậy, cuối năm 2010, Bộ Thương mại Mỹ quyết định nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên 130%, bắt đầu từ tháng 3/2011. Điều này có thể sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Hơn thế nữa, theo dự báo, sản lượng cá tra năm 2011 chỉ đạt khoảng 900.000 tấn, do vậy sẽ thiếu hụt lượng lớn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Và mặc dù giá cá đang ở mức cao, ngưỡng 24.000-25.000 đồng/kg, nhưng người dân chưa mạnh dạn nuôi lại, bởi sự bấp bênh, lên xuống thất thường của giá cả. Một khó khăn khác là cả doanh nghiệp lẫn người nuôi đang khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng do mức lãi suất quá cao.
Tuy nhiên, tất cả những khó khăn này đã được nhận diện, các cấp, ngành, doanh nghiệp và người nuôi đều đã có kế sách để “hóa giải”.
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Chính sách rộng cửa
Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành thủy sản như: Hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông dân nuôi trồng thủy sản; trở thành thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương; Triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU; Khởi kiện ra WTO về việc Mỹ áp dụng cách tính thuế chống bán phá giá tôm bất hợp lý đối với tôm của Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản dành cho chế biến... và mới đây là việc WWF ký biên bản thỏa thuận hợp tác, đưa cá tra Việt Nam trở thành loài thủy sản có chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu...
Cũng trong năm 2011, tiếp tục hoàn thiện Nghị định về cá tra, xây dựng các quy phạm thực hành nuôi (GAP). Tập trung tổ chức thực hiện các chính sách, chú trọng công tác quản lý tàu cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá. Tổng cục Thủy sản sẽ đăng ký xây dựng 2 văn bản trình Chính phủ và 8 Thông tư trình Bộ trưởng về nuôi trồng và khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, sẽ bám sát Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020, rà soát lại quy hoạch, xác định trọng tâm, trọng điểm. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Đẩy mạnh công tác tổ chức lực lượng sản xuất, củng cố, xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão đi vào hoạt động hiệu quả. Xác định các loài chủ lực quốc gia và các loài có lợi thế của địa phương để tập trung phát triển...
Thị trường rộng mở
Năm 2011, bên cạnh việc các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và EU được giữ vững và có xu hướng tăng trưởng thì Việt Nam còn có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước Đông Á có tiềm năng lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hàn Quốc, nước đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục vụ tiêu dùng, còn Trung Quốc đang chuyển hướng từ xuất khẩu sang nhập khẩu cho chế biến. Bên cạnh đó, chính sách thương mại song phương đang ngày một cải thiện cũng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Mặt khác, năm 2011, nhu cầu thủy sản thế giới tiếp tục tăng mạnh, trong khi nguồn cung thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước sụt giảm sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo nhận định của những người trong cuộc, thủy sản Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thế giới, được coi như một nguồn cung cấp khá ổn định nhờ các yếu tố chính trị xã hội ổn định, doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng am hiểu và định hình tốt nhu cầu thị trường.
Hưởng lợi từ tỷ giá
Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD, tăng gần 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +3% xuống +1%. Việc thay đổi này có lợi cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi thực tế cho thấy, các doanh nghiệp xuất hàng đi thu ngoại tệ về buộc phải đổi ra tiền VND để thanh toán (lương công nhân và các khoản chi phí đầu vào...). Trong khi các khoản chi phí này trong nước cũng đã tăng cao (nhưng tỷ giá không đổi), khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
Với các nhà xuất khẩu thủy sản, tỷ giá này có lợi và việc bán hàng sẽ được dễ dàng hơn, nhất là biên độ dao động 1% là một thuận lợi thay vì biên độ 3% như trước. Đồng thời, tỷ giá đồng USD tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.
Tuy nhiên, với lãi suất 16-18%, thậm chí là 20% như hiện nay, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì nhiều doanh nghiệp thủy sản phải nhập sản phẩm hoặc nguyên liệu chế biến thức ăn phục vụ vùng nguyên liệu hoặc kinh doanh với người nuôi. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp, nhưng chi phí nhập khẩu cho mặt hàng này sẽ tăng lên theo đà tăng của tỷ giá.
Năm 2010, các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã vươn đến 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với sự tham gia của 969 doanh nghiệp. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính như: tôm đạt giá trị 2,106 tỷ USD, tăng 42%; cá tra, basa 1,44 tỷ USD, tăng 28,4%; nhuyễn thể 488,8 triệu USD, tăng 9,7%; cá ngừ 293 triệu USD, tăng 5,8%… 10 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, giá trị đạt tới 3,420 tỷ USD, chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu và mức tăng trung bình từ 10-25% so với năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng cao nhất, khoảng 68%.
Thu Hồng-thuysanvietnam.com.vn