Là châu lục đứng thứ hai về dân số, lớn thứ ba theo
diện tích trên thế giới, châu Phi có 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc
gia, chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới. Đây thực sự là một “điểm sáng”
tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2011.




Thành
công và “sóng gió”


Năm 2010, xuất khẩu
thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhiều nước nhập khẩu có xu hướng dựng lên
những rào cản kỹ thuật, thương mại nhằm bảo hộ thị trường trong nước.
Bên cạnh đó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, nắng nóng, lũ lụt
kéo dài, sản lượng đất canh tác giảm cũng khiến ngành thủy sản Việt Nam
gặp không ít sóng gió… Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu 4,94 tỷ USD,
tăng 16,3% so với năm 2009, nằm trong top 10 các nước xuất khẩu thủy sản
hàng đầu thế giới, có mặt hơn 160 quốc gia… ngành thủy sản Việt Nam đã
chứng minh được sự nỗ lực và năng động trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh của mình. Không dễ gì để có được những thành công như: cá tra,
basa Việt Nam được đưa vào danh sách top 10 các loại thủy sản được ưa
chuộng tại Mỹ, xuất khẩu cá tra, basa đạt 538,2 nghìn tấn, sang 136 thị
trường trên thế giới, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 6,7% về khối lượng và
2,4 về giá trị. Xuất khẩu tôm đạt 240 nghìn tấn, kim ngạch đạt khoảng
2,08 tỷ USD với 92 thị trường, tăng thêm 10 thị trường so với năm 2009…

Thị trường tiềm năng cho thủy sản Việt Nam 2011: Châu Phi “không xa” Z300-Thuy%20san%20Viet%20Nam59

Ngành thủy sản Việt
Nam đã “vững vàng” đi qua 2010 và có quyền “tự tin” hướng tới 2011 với
việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu cũng như mở rộng nhiều thị
trường mới để ngày càng khẳng định thương hiệu của mình hơn nữa trên
trường quốc tế.



Cơ hội
và thách thức


Trong khi các thị
trường khác trên thế giới như Mỹ, Brazil, Nhật Bản, EU… đang có xu hướng
bão hòa hoặc đang tăng cường các biện pháp bảo hộ bằng việc áp dụng các
rào cản kỹ thuật, thương mại thì thị trường châu Phi vẫn “mở toang”
cánh cửa cho ngành thủy sản. Cho đến nay, thủy sản vẫn nằm trong nhóm
hàng xuất khẩu có kim ngạch cao tại thị trường này. Dân số đông nên đây
là thị trường có sức mua mạnh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Mặt khác, yêu cầu về chất lượng và
đòi hỏi về mẫu mã ở thị trường này cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên,
theo doanh nghiệp, những luật lệ, cơ chế và chính sách kinh doanh của
một số quốc gia tại lục địa này vẫn còn phức tạp, thông tin về thị
trường châu Phi đối với doanh nghiệp còn hạn chế, trình độ phát triển
của khu vực chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống ngân hàng
chưa phát triển, khả năng tài chính yếu, rủi ro trong thanh toán, cước
vận tải cao... khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại khi giao
dịch và mở rộng hợp tác.

Thị trường tiềm năng cho thủy sản Việt Nam 2011: Châu Phi “không xa” Z300-Thuy%20san%20Viet%20Nam60

Tuy còn tồn tại
nhiều khó khăn nhưng châu Phi vẫn thực sự được đánh giá là thị trường
còn nhiều “cơ hội” và “triển vọng” cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa nói chung và thủy sản nói riêng. Doanh nghiệp cần lựa
chọn những phương thức kinh doanh phù hợp ở thị trường châu Phi nhằm tận
dụng tốt cơ hội và hạn chế những rủi ro từ thị trường này.



Muốn sẽ
làm được


Những doanh nghiệp
Việt Nam còn nhiều lo ngại về những thách thức và khó khăn khi xuất khẩu
vào thị trường châu Phi. Tuy nhiên, tại sao tất cả các thị trường khác,
những thị trường xa xôi hơn như châu Âu, châu Mỹ Latinh… các doanh
nghiệp đã giải quyết được những “vướng mắc”, băng qua những “rào cản” và
khai thác thành công thì không có bất cứ lý nào khiến doanh nghiệp lại
nhụt chí trước một thị trường còn “bỏ ngỏ” nhiều cơ hội.

Ông Đỗ Quang Liên,
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nam Phi cho biết, những mối lo ngại mà
các doanh nghiệp đưa ra không chính xác. Nếu các doanh nghiệp cho rằng,
họ thiếu thông tin về thị trường châu Phi thì việc điều này hoàn toàn vô
lý, vì mỗi năm, nhà nước đều tổ chức những chuyến xúc tiến thương mại,
nhiều hội thảo giới thiệu về thị trường này. Nếu doanh nghiệp thực sự
quan tâm thì không khó để tìm kiếm qua mạng internet…

Doanh nghiệp Việt
Nam chưa khai thác tốt thị trường châu Phi là do chưa thật sự “mặn mà”
với thị trường này. Hy vọng trong thời gian tới, với Đề án "Phát huy khả
năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu sang thị trường châu Phi" của Bộ Công thương thực sự sẽ tạo
động lực mới cho nhiều doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào lục địa tiềm
năng này.



Năm 2000 - 2003, chỉ có
một vài quốc gia tại châu Phi nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với khối
lượng không lớn, từ 5 - 150 tấn thủy sản/năm. Năm 2007, khối lượng nhập
khẩu tăng lên rõ rệt, Ai Cập 7.000 tấn, Nigieria 1.300 tấn... Năm 2009,
Ai Cập là thị trường lớn nhất ở châu Phi của thủy sản Việt Nam khi tăng
khối lượng nhập khẩu lên 29,6 nghìn tấn với giá trị 60,4 triệu USD, tiếp
đến là Angieri, Nam Phi... 8 tháng đầu năm 2010, Ai Cập đã nhập khẩu từ
Việt Nam trên 16 nghìn tấn thủy sản (chủ yếu là tôm sú sống, tươi, đông
lạnh, tôm sú chế biến, tôm chân trắng sống, tươi, đông lạnh, cá tra,
nhuyễn thể)... tiếp đó là Angieri, Nigieria Libi, Nam Phi...




Thuysanvietnam.com.vn