Quản lý tốt, nuôi tôm hốt bạc
Tại xã Phong Hải (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), nhờ áp dụng phương pháp tổ chức quy hoạch và quản lý tốt vùng nuôi tôm chân trắng (TTCT) trên cát đã mang lại hiệu quả. Theo kế hoạch, năm 2015 xã Phong Hải đưa thêm 35,6 ha đất vào nuôi mới, đến 2020 diện tích nuôi mới 44,09 ha và năm 2020, diện tích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản của xã đạt 100% diện tích quy hoạch.


Bắt cát “đẻ” ra vàng
Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải Phan Khánh cho biết: Nhờ nuôi TTCT mà quê nghèo nay đã có những tỷ phú. Theo anh Khánh, nuôi TTCT đã tạo cú huých đưa Phong Hải đạt kỳ tích xã “nghìn tỷ” như hiện nay. Cả vùng cát hoang khốn khó ngày nào giờ hóa “đất vàng”, trở thành khu nuôi TTCT trọng điểm của tỉnh.
Năm năm trước cũng tại đây, nhiều cán bộ xã từng vướng “điều tiếng” về việc để dân tự phát lập vùng nuôi không tuân thủ quy hoạch, lấn rừng phòng hộ, ảnh hưởng môi trường sinh thái. Mà người khởi xướng nuôi TTCT thay cho tôm sú lại là ông Nguyễn Viết Từ, Chủ tịch UBND xã. Dân Phong Hải từng một thời đổ nợ vì tôm sú. Ông Từ trăn trở bàn cách chuyển sang thử nghiệm tôm thẻ chân trắng. Trong lúc chờ huyện phê duyệt quy hoạch, chốt diện tích vùng nuôi, dân nghe thông tin “rò rỉ” nên ồ ạt “đón đầu” chuyển đổi rừng cây ven biển sang làm tôm. Năm đầu, dân nuôi thất bại.
Từ khi chính quyền quyết mạnh tay với nạn nuôi tôm tự phát, lập lại trật tự quy hoạch, siết nghiêm quy trình canh tác, xử lý thải, chọn con giống…, TTCT ở Phong Hải đã đem lại lợi ích ổn định cho người dân địa phương. Đến nay, Phong Hải có gần 70 ha hồ nuôi TTCT trên cát, doanh thu hơn 3.500 tỷ đồng/năm, lãi ròng khoảng 1.400 tỷ đồng. Nhiều tỷ phú “chân đất” xuất hiện từ đó.
[Quản Lý] Quản lý tốt, nuôi tôm hốt bạc Z300-con-tom-1214-
Nuôi TTCT cho hiệu quả cao - Ảnh: Huy Hùng
Công khai và minh bạch
Chủ tịch UBND xã Phong Hải Nguyễn Viết Từ cho biết, để có được thành công như ngày hôm nay, việc tổ chức quy hoạch, kế hoạch sử **** đất nuôi trồng thủy sản, xã luôn thực hiện đúng quy định. Trong quá trình quy hoạch, UBND xã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, sau đó tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để thống nhất phương án. Việc quy hoạch được tổ chức khảo sát, thu thập và xử lý thông tin rồi báo cáo thống nhất qua 3 lần hội nghị cán bộ chủ chốt cấp xã và các phòng chuyên ngành cấp huyện trước khi trình HĐND xã thông qua và trình UBND huyện phê duyệt. Theo ông Từ, công khai quy hoạch là việc làm cần thiết và cần phải được thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện cho người dân nắm bắt được thông tin, qua đó mọi người hiểu và thực hiện nghiêm túc.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm cũng được xã chú trọng. UBND xã trực tiếp chỉ đạo các hộ gia đình xây dựng đầu tư hạ tầng trong khu nuôi thủy sản như: ao lắng, ao nuôi, áo xử lý thải, giao thông nội vùng…
Bên cạnh đó, việc thành lập hợp tác xã, tổ tự quản, nhiều người đã khẳng định đây là giải pháp thích hợp thay đổi phương thức sản xuất. Từ khi tổ tự quản và hợp tác xã đi vào hoạt động đã đem lại nhiều hiệu quả trong việc chủ động tư vấn cho người nuôi tôm lựa chọn giống và quy trình nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đồng thời, xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất như tổ dịch vụ cải tạo ao nuôi, tổ phục vụ thu hoạch. Đối với tổ tự quản, thường xuyên kiểm tra việc thu gom và xử lý rác thải khu vực nuôi, kịp thời phát hiện và thông báo cho chính quyền địa phương khi có tình hình tôm bệnh để báo cáo cơ quan chuyên ngành kịp thời xử lý…
Thủy sản Việt Nam