Chỉ số BMI
Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể tính theo cách sau:
BMI = trọng lượng cơ thể bạn (kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Nếu:
BMI < 18,5 - Bạn gầy
Từ 18,5 đến 24,9 Trung bình
Từ 25 đến 29,9 Thừa cân
> 30 Béo phì
Nhược điểm của chỉ số này là bạn không thể đếm được khối lượng cơ bắp. Nó có nghĩa là một người vạm vỡ có thể bị xếp vào nhóm thừa cân hoặc béo phì, nhưng lại có lượng mỡ cơ thể rất thấp.
Tỷ lệ eo - hông
Tỷ lệ vòng eo - hông là một chỉ số khác để đo thể hình. Thực hiện như sau, bạn hãy đo chu vi vòng eo (phần mỏng nhất của cơ thể), và vòng hông (phần nở nhất của phía dưới cơ thể), và chia vòng eo cho vòng hông ta được chỉ số WHR.
Với phái mạnh, nếu vòng eo lớn hơn 102 cm và WHR lớn hơn 0,9 nghĩa là người đó đã ở giữa ngưỡng béo phì, một nguy cơ gây ra các bệnh tim, mạch.
Bằng mắt thường mọi người hay chia dáng người thành các kiểu hình quả táo hay quả lê. Tương ứng, với người có WHR cao sẽ có hình quả táo, và hình này cũng cho biết anh ta đang bị béo phì.
Tỷ lệ eo - vai
Nếu lợi ích của việc sống lâu hay ít bị tim mạch không hấp dẫn các chàng trai, thì hãy cân nhắc một chút rằng những người có tỷ lệ eo - vai (WSR) là 0,75 cũng đồng thời là mẫu người hấp dẫn phái đẹp nhất.
Mặc dù tỷ lệ eo - vai được quyết định một phần do cấu tạo cơ thể, nhưng phần lớn có thể điều chỉnh được qua luyện tập.
Dù cho bạn luyện tập theo kiểu nào đi nữa, thì mục tiêu chính vẫn giống nhau: đó là giảm mỡ cơ thể và tăng sức mạnh cơ. Để giảm nhỏ tỷ lệ eo - vai, chìa khóa ở đây là tạo được bộ lưng rắn chắc.